Trong bài viết này ATPro Corp chia sẻ khái niệm về Mailchimp là gì? Và cách đăng ký nhận email của Mailchimp lên website. Tuy đây là một dịch vụ email marketing miễn phí hoàn toàn. Nhưng có đầy đủ tính năng cho nhu cầu thu thập email, thực hiện chiến dịch email marketing dành cho người mới bắt đầu.
Cùng tìm hiểu khái niệm Mailchimp là gì?
Mailchimp thực sự đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất trong lĩnh vực Email Marketing. Với hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp trên khắp Thế Giới sử dụng dịch vụ này. Mailchimp một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực này.
Với Mailchimp, người dùng thiết kế và tạo ra các mẫu email chuyên nghiệp. Quản lý danh sách địa chỉ email khách hàng, lên lịch và gửi email tự động, theo dõi hiệu suất của các chiến dịch qua các báo cáo và thống kê chi tiết. Cung cấp các tính năng như phân đoạn khách hàng, xây dựng landing page, tổ chức khảo sát,…Hỗ trợ người dùng tối ưu hóa các chiến dịch Email Marketing.
Sử dụng Mailchimp như thế nào để đạt hiệu quả?
Hướng dẫn đăng ký tài khoản của Mailchimp
Bước 1: Cần tạo tài khoản Mailchimp. Trước tiên cần truy cập vào website của Mailchimp và nhấp vào “Sign up Free” để đăng ký.
Lưu ý, Mailchimp chưa hỗ trợ Tiếng Việt, nếu khi vào website có những ngôn ngữ khác hãy đổi sang ngôn ngữ Tiếng Anh ở dưới chân trang.
Bước 2: Điền các thông tin để đăng ký tài khoản: email đăng ký, username, password. Và sau đó tick vào ô đồng ý với điều khoản Mailchimp.
Bước 3: Hệ thống tự động gửi tin nhắn đến Email. Người dùng chỉ cần vào Email đã đăng ký ở Bước 2 và nhấn vào ô “Activate Account” để kích hoạt tài khoản.
Thiết lập tạo danh sách Email trong Mailchimp
Bước 1: Để thiết lập danh sách các khách hàng, trong thanh “Menu” phía bên phải hãy chọn “Audience”.
Bước 2: Tiếp theo nhấn chọn “Manage Audiences” để xem danh sách khách hàng mà bạn đang có.
Bước 3: Tải lên file dữ liệu danh sách khách hàng;
Nhập thủ công: Add a subscribers.
Nhập tự động: Import contacts.
Thiết lập chiến dịch gửi Email
Bước 1: Tại trang chủ MailChimp trên thanh Menu nhấn chọn “Campain” rồi nhấn “Create Campaign”.
Bước 2: Ngay bên trái sẽ có các tùy chọn như: email thông báo, quảng cáo sản phẩm, chia sẻ bài viết mới… cho từng mục đích khác nhau.
Bước 3: Nhấn chọn “Email” tại ô Campaign Name hãy điền tên chiến dịch và sau đó nhấn “Begin”.
Bước 4: Bổ sung thông tin tại 4 dòng khác nhau bao gồm:To (người nhận), From (thông tin người gửi), Subject (tiêu đề), Content (nội dung).
Bước 5: Sau khi chỉnh sửa 4 thông tin trên tại góc phải trên cùng chọn “Shedule” để lên lịch gửi hoặc “Send” để gửi ngay.
Tùy chỉnh form đăng ký
Với 2 mục trên MailChimp dùng để lưu danh sách email khách hàng và gửi email. Ngoài ra, có một chức năng bạn nên dùng để thu thập email từ những khách đã truy cập website của bạn đó là chèn form đăng ký.
Bước 1: Tại trang chủ MailChimp trên thanh menu nhấn chọn “Audience”.
Bước 2: Tiếp theo nhấn chọn “Sign up Forms”. Tại đây bạn sẽ tùy chọn tạo form đăng ký, nhúng form vào website, form cho Subscriber,…
Bước 3: Tạo form đăng ký nhấn chọn Form builder,
Bước 4: Chọn mục Design it lựa chọn kiểu form, kéo thả các phần tử để chỉnh sửa form.
Bước 5: Cuối cùng là Copy đường dẫn tại ô “Sign up form URL” và gửi form cho khách hàng.
Cách nhúng form đăng ký Email lên Website/Blog
Website có nền tảng khác WordPress hãy chọn “Embedded forms” để nhúng form đăng ký vào Web/blog. Hãy chọn kiểu form mà bạn thích sau đó Copy phần code trong ô “Copy/Paste on to your site”. Tiếp theo pass vào mã nguồn web tại vị trí cần hiển thị.
Với các trang web WordPress nhớ tận dụng thêm các plugin để chèn đơn giản hơn. ATPro khuyến khích sử dụng Plugin MailChimp Forms by MailMunch giúp kết nối tài khoản MailChimp của bạn.
Sau khi cài đặt Plugin xong, cần phải đăng nhập lại tài khoản MailChimp. Tiếp tục nhấn chọn “New form” tạo form đăng ký để truy cập website. Và lựa mẫu Popup cũng như vị trí sẽ xuất hiện trên Web hãy nhấn chọn “Start Building”.
Cuối cùng là cần điền tất cả thông tin cần thiết, tại Tab Intergrate. Để bắt đầu hiển thị Popup bạn chọn dịch vụ của MailChimp, Tab Publish chọn Active.
Cuối cùng là đo lường và kiểm tra
Cũng khá đơn giản chỉ cần về lại trang chủ MailChimp, nhấn chọn Information and Analysis và nhấn chọn Reports là xong.
Tham khảo: Trợ lý ảo Google Assistant tiện lợi ra sao và cách sử dụng
Ưu điểm và nhược điểm của Mailchimp
Về ưu điểm:
- Giao diện được thiết lập trực quan, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
- Với gói Free có 2000 subscribers đầu tiên.
- Loạt các tính năng phong phú bao gồm tự động hóa email, phân tích và báo cáo, segment hóa danh sách khách hàng,…
- Tích hợp với nhiều nền tảng khác nhau như WordPress, Shopify, Facebook, và các ứng dụng CRM phổ biến khác.
- Lưu trữ lượng lớn các thông tin, tệp data khách hàng hay các mẫu email…
- Khả năng cung cấp các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu, các chỉ số chính xác và gợi ý thông minh cho các chiến dịch email marketing.
Về nhược điểm:
- Dù Mailchimp cung cấp gói miễn phí, nhưng giá của các gói trả phí có thể tăng lên nhanh chóng. Khi nhu cầu sử dụng nhiều tính năng hơn hoặc có danh sách khách hàng lớn.
- Mailchimp tích hợp API với nền tảng WordPress và thẻ Paypal thường hay bị lỗi.
Lời kết
Việc gửi mail hàng loạt thông qua email cá nhân có thể gặp phải nhiều hạn chế đáng kể. Bên cạnh việc giới hạn số lượng người nhận và nguy cơ bị chặn hoặc đưa vào thư rác cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Chính vì thế các công cụ Email Marketing chuyên nghiệp như Mailchimp để vượt qua những hạn chế này. Mailchimp cung cấp các công cụ tạo biểu mẫu đăng ký và hủy đăng ký, thiết kế mẫu email chuyên nghiệp, tối ưu hóa tỷ lệ mở và chuyển đổi, và theo dõi kết quả của chiến dịch email. Hơn nữa, phần mềm gửi email tự động Mailchimp còn giúp tự động hóa hoạt động marketing của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực cho các nhà quản lý. Với sự hỗ trợ của Mailchimp, việc thực hiện chiến lược email marketing dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Hy vọng bài viết này của ATPro Corp giúp bạn đọc nắm được các thông tin về Mailchimp là gì? Cũng như cách đăng ký nhận email của Mailchimp lên website. Chúc các bạn đọc sẽ có những trải nghiệm thú vị về ứng dụng này. Và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trong chuyên mục kiến thức hay với nhiều thông tin hữu ích và bổ ích hơn.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th3
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th3
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th3
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th3
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th3
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th3