Bạn đã biết Remarketing là gì hay chưa. Cùng ATPro Corp tìm hiểu Remarketing và phương pháp Remarketing hiệu quả, cùng tham khảo nhé.
Khái niệm Remarketing là gì?
Remarketing, hoặc tiếp thị lại. Đây được xem là một chiến lược của Email marketing. Có nhiệm vụ nhắc nhở hoặc gợi ý lại cho khách hàng về những hoạt động chưa được hoàn tất. Chẳng hạn như bỏ sản phẩm trong giỏ hàng mà chưa thanh toán, huỷ giao dịch,…
Ngoài công dụng nhắc nhở thì Remarketing còn được áp dụng trong các chiến lược gia tăng doanh số bán hàng. Chẳng hạn như up-sell (tăng giá trị giao dịch) hay là cross-sell (bán chéo sản phẩm).
Một trong những ưu điểm của Remarketing dùng để tiếp thị và chăm sóc khách hàng của từng giai đoạn khác nhau trong quá trình sử dụng sản phẩm. Cá nhân hoá để phù hợp với hành vi của từng khách hàng khi họ truy cập vào website/ landing page.
Ví dụ: Bạn vào website của ATPro Corp, bạn có nhu cầu mua máy tính công nghiệp. Bạn tìm hiểu, đọc thông tin và bỏ sản phẩm vào giỏ hàng. Vì một lý do gì đó mà rời khỏi trang mà vẫn chưa hoàn tất thủ tục mua hàng. Lỡ như bạn quên ngay lúc này hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo. Nhắc nhở đơn hàng của bạn vẫn còn đang trong giỏ hãy nhanh chóng hoàn tất các bước thanh toán.
Đồng thời thông qua email chúng tôi sẽ thường xuyên gửi cho bạn những lời chúc, chương trình khuyến mãi, giảm giá, voucher theo từng thời điểm như sinh nhật, lễ, tết,… Qua đó bạn có thể theo dõi chi tiết và lựa chọn thời điểm mua hàng để nhận các chiết khấu tốt từ ATPro. Chúng tôi vẫn giữ được liên lạc với bạn và bạn vẫn thường xuyên cập nhật tin tức về sản phẩm của chúng tôi.
Cách hoạt động của Remarketing
- Đầu tiên cần nhúng một đoạn mã Remarketing vào trang web của mình (cho là website A). Khi mà khách hàng truy cập vào web này, thông tin (cookie) sẽ tự lưu trữ trên trình duyệt của họ.
- Khi thoát khỏi trang web A, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm thêm và lang thang trên internet, tiếp tục vào trang web B. Cho phép hiển thị Google Display Network, Remarketing sẽ kích hoạt.
- Dựa vào thông tin trên trình duyệt (cookie), Google sẽ hiển thị quảng cáo của website A lên trang web B.
- Điều này cho thấy thông qua Remarketing, website A sẽ có thêm cơ hội tiếp tục quảng bá sản phẩm và thông tin đến khách hàng. Mặc dù họ đã rời khỏi trang web, tạo khả năng tương tác và gia tăng khả năng chuyển đổi của khách hàng mục tiêu.
Tiếp thị Remarketing hướng đến những đối tượng nào?
Đối tượng chính của chiến lược Remarketing là những người đã thể hiện quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung cụ thể của doanh nghiệp. Nhưng chưa hoàn tất hành động mua sắm hoặc giao dịch. Dưới đây là một số đặc điểm cụ thể của đối tượng remarketing:
- Khách hàng đã truy cập trang web nhưng không có phát sinh hành vi chuyển đổi như mua hàng, thanh toán…
- Khách hàng đã từng truy cập website rất nhiều lần
- Khách hàng truy cập website thông thông qua quảng cáo Google Adwords
- Khách hàng đã hoàn thành các hoạt động cụ thể: đặt hàng, mua hàng,..
Tham khảo: Tester là gì? Các kỹ năng cần thiết để trở thành một tester giỏi
Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng Remarketing?
Remarketing không chỉ là một cách để duy trì sự nhận thức về thương hiệu. Mà còn là một công cụ mạnh mẽ xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. Việc liên tục hiển thị quảng cáo đến khách hàng thể hiện quan tâm tạo ra sự liên kết và ghi nhớ thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng và tạo ra sự trung thành.
Tăng khả năng chuyển đổi: Remarketing giúp nhắc nhở khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã quan tâm trước đó. Góp phần tăng khả năng chuyển đổi, tạo ra sự nhận thức và gia tăng sự quan tâm từ phía khách hàng.
Xây dựng thương hiệu trong nhận thức của khách hàng: Bằng cách hiển thị quảng cáo liên tục trước mắt khách hàng tiềm năng. Sự liên tục này tạo ra ấn tượng tích cực và làm cho thương hiệu của bạn trở nên đáng tin cậy và đáng nhớ.
Tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo: bằng cách tiếp cận đến những người đã thể hiện quan tâm trước đó. Điều này giúp giảm chi phí quảng cáo và tăng hiệu suất chiến dịch.
Chăm sóc khách hàng: Việc duy trì liên lạc với khách hàng trước đây thông qua quảng cáo remarketing. Tạo ra một môi trường chăm sóc, giữ chân khách hàng và tăng giá trị đối với họ.
Phân tích hành vi khách hàng: Remarketing cung cấp dữ liệu về hành vi của khách hàng sau khi họ rời khỏi trang web. Hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích nhằm tối ưu hóa các chiến lược quảng cáo.
Góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bằng cách liên tục tiếp xúc với khách hàng. Tạo dựng lòng tin và thúc đẩy sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Tìm hiểu các phương pháp Remarketing hiệu quả
Sử dụng những cách chạy tiếp thị như Remarketing Google Ads, Remarketing website ads, Remarketing Facebook,…Nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất.
Remarketing Facebook
Remarketing facebook là một chiến lược tiếp cận lại khách hàng đã từng tương tác trên website. Nếu như khách hàng này đăng nhập vào facebook sẽ thấy được quảng cáo của doanh nghiệp. Cứ như vậy, quảng cáo doanh nghiệp sẽ “BÁM THEO” khách hàng này liên tục.
- Bước 1: Cài đặt Pixel của Facebook lên trang web. Pixel theo dõi các tương tác của người dùng trên trang web và hỗ trợ xây dựng danh sách Remarketing.
- Bước 2: Sau khi cài đặt Pixel, hãy tạo danh sách Remarketing dựa trên các tương tác của người dùng trên trang web.
- Bước 3: Tạo quảng cáo Remarketing dành riêng cho người dùng có trong danh sách Remarketing (bước 2).
- Bước 4: Thiết lập mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, xác định nhóm người dùng muốn hướng đến. Với các tiêu chí đối tượng như độ tuổi, giới tính, sở thích, địa chỉ,…
- Bước 5: Cuối cùng là cài đặt ngân sách và lịch trình cho quảng cáo
Remarketing Google
Remarketing google là chiến lược tiếp thị lại thông qua quảng cáo của google. Dành cho những khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của doanh nghiệp, đã từng truy cập vào website. Hướng đến trực tiếp đến nhóm đối tượng cũng như các thông điệp quảng cáo. Đã mang đến rất nhiều cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng.
- Bước 1: Cài đặt Remarketing Tag của Google trên trang web. Tag này theo dõi các tương tác của người dùng trên trang web và hỗ trợ xây dựng danh sách Remarketing.
- Bước 2: Tạo danh sách Remarketing dựa trên các tương tác của người dùng trên trang web.
- Bước 3: Tạo quảng cáo Remarketing dành riêng cho người dùng có trong danh sách Remarketing.
- Bước 4: Sau khi tạo quảng cáo, cần phải thiết lập mục tiêu quảng cáo và địa điểm hiển thị.
- Bước 5: Cuối cùng là hãy cài đặt ngân sách cho chiến dịch quảng cáo Remarketing và lên kế hoạch thời gian hiển thị quảng cáo.
Lời kết
Tóm lại, Remarketing không chỉ là một công cụ tiếp thị, mà là một cầu nối kết nối sâu sắc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bằng cách tận dụng sự linh hoạt và khả năng tùy chỉnh của Remarketing. Các doanh nghiệp không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn duy trì sự quan tâm và trung thành từ khách hàng cũ. Đây sẽ là chìa khóa cho sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh, phát triển giá trị thực sự ngày nay.
Hy vọng rằng bài viết này của ATPro Corp sẽ nắm được thông tin Remarketing là gì? Cũng như các phương pháp Remarketing hiệu quả. Một chiến lược Remarketing hiệu quả giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và đáp ứng chính xác vào nhu cầu của họ.
Đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1