Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, giám sát & điều khiển thiết bị từ xa trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các hệ thống sản xuất, tự động hoá. Trong đó, RTU – Remote Terminal Unit đóng vai trò là cầu nối giữa hiện trường & trung tâm điều khiển, giúp thu thập dữ liệu, điều khiển thiết bị & truyền thông hiệu quả. Vậy RTU là gì? RTU có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng ATPro khám phá tất tần tật qua bài viết hôm nay!
RTU là gì?
RTU là viết tắt của cụm từ Remote Terminal Unit, là thiết bị điều khiển & thu thập dữ liệu từ xa. RTU đảm nhiệm nhiệm vụ giao tiếp giữa các cảm biến, thiết bị đầu cuối với hệ thống điều khiển trung tâm (DCS, SCADA,…). RTU có thể được lắp đặt tại những vị trí xa trung tâm, nơi không có nhân viên vận hành thường xuyên.
Remote Terminal Unit (RTU) thực hiện 2 chức năng chính:
– Thu thập dữ liệu từ các thiết bị hiện trường như cảm biến, rơ-le, công tắc, công tơ điện, máy bơm,…
– Truyền dữ liệu đến trung tâm điều khiển để giám sát, lưu trữ hoặc điều khiển từ xa
RTU (Remote Terminal Unit) có cấu tạo như thế nào?
Một thiết bị RTU hiện đại sẽ bao gồm các thành phần chính sau:
Bộ vi xử lý (CPU)
CPU là bộ não của RTU, chịu trách nhiệm xử lý tín hiệu, thực hiện logic điều khiển, truyền thông & điều phối các hoạt động.
Bộ nhớ
Bộ nhớ của RTU bao gồm bộ nhớ ROM (lưu chương trình điều khiển) & RAM (lưu trữ tạm thời dữ liệu đầu ra/đầu vào, trạng thái hệ thống,…).
Cổng I/O (Input/Output)
– Digital Input (DI): nhận tín hiệu ON/OFF từ cảm biến, công tắc,…
– Digital Output (DO): điều khiển thiết bị nhị phân như van điện, rơ-le,…
– Analog Input (AI): nhận tín hiệu analog (4-20mA, 0-10V) từ cảm biến nhiệt độ, áp suất,…
– Analog Output (AO): phát tín hiệu analog để điều khiển thiết bị như van tuyến tính, biến tần,…
Module truyền thông
RTU – Remote Terminal Unit hỗ trợ nhiều giao thức truyền thông như Modbus RTU, Modbus TCP/IP, IEC 60870-5-101/104,… cho phép kết nối linh hoạt với PLC, SCADA & các thiết bị mạng.
Nguyên lý hoạt động của Remote Terminal Unit (RTU)
Quy trình hoạt động cơ bản của RTU bao gồm các bước như sau:
– Bước 1: Tiếp nhận tín hiệu đầu vào (input) từ các cảm biến hiện trường
– Bước 2: Xử lý dữ liệu thu được nhờ bộ vi xử lý (CPU) & các thuật toán lập trình sẵn
– Bước 3: Gửi tín hiệu đầu ra (output) điều khiển các thiết bị như van, mô-tơ, máy bơm,…
– Bước 4: Truyền dữ liệu đã xử lý về hệ thống điều khiển trung tâm thông qua kết nối mạng có dây hoặc không dây
– Bước 5: Giao tiếp 2 chiều với SCADA, cho phép người dùng gửi lệnh từ xa để điều khiển thiết bị tại hiện trường
Xu hướng phát triển của RTU trong tương lai
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 & IoT (Internet of Things), RTU ngày càng thông minh hơn với các tính năng như:
– Tích hợp IoT (Internet of Things): các RTU thế hệ mới đang tích hợp các giao thức IoT như OPC UA, MQTT, cho phép thiết bị dễ dàng kết nối với các nền tảng đám mây & hệ sinh thái IoT rộng lớn hơn
– Điện toán biên (Edge Computing): RTU đang trở nên thông minh hơn, có khả năng xử lý dữ liệu ngay tại hiện trường, thay vì gửi toàn bộ dữ liệu về trung tâm. Điều này giúp giảm thiểu băng thông truyền thông, giảm độ trễ & tăng cường khả năng phản ứng cục bộ
– Bảo mật mạng: với sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng, bảo mật trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Các RTU hiện đại đang được trang bị các tính năng bảo mật nâng cao như mã hoá dữ liệu, xác thực người dùng
– Dễ dàng cấu hình, triển khai: giao diện lập trình & cấu hình thân thiện hơn, cùng khả năng triển khai linh hoạt, giúp giảm thiểu thời gian & chi phí lắp đặt
RTU (Remote Terminal Unit) không còn là thiết bị đơn lẻ, mà đang trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái công nghiệp thông minh (Smart Factory), giúp tối ưu hoá vận hành & giám sát hệ thống từ mọi nơi, mọi lúc.
Qua những nội dung vừa được ATPro chia sẻ trong bài viết, chắn hẳn bạn đã hiểu rõ RTU là gì. Với những tính năng vượt trội về truyền thông, khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt & hỗ trợ nhiều giao thức, RTU – Remote Terminal Unit chính là cầu nối quan trọng giữa hiện trường & trung tâm điều khiển trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
>>> Xem thêm: VPN Là Gì? Tìm Hiểu Mạng Riêng Ảo – Virtual Private Network
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh ngay hôm nay để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
VPN Là Gì? Tìm Hiểu Mạng Riêng Ảo – Virtual Private Network
Trong thời đại số hoá, khi các mối đe dọa về an ninh mạng ngày [...]
Th7
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th7
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th7
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th7
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th7
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th7