Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và cấp thiết. Hai khái niệm thường xuyên được nhắc đến là số hoá và chuyển đổi số. Mặc dù đều liên quan đến việc sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả vận hành, nhưng đây là hai quá trình hoàn toàn khác nhau về bản chất và phạm vi ứng dụng. Bài viết sau đây chia sẻ Số hoá là gì? Sự khác nhau giữa số hoá và chuyển đổi số, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Khái niệm Số hoá là gì và chuyển đổi số là gì?
Số hoá (Digitization) là quá trình chuyển đổi các giá trị thực hoặc thông tin ở dạng vật lý, analog (như văn bản giấy, hình ảnh, âm thanh…) sang dạng dữ liệu kỹ thuật số, được biểu diễn dưới dạng các dãy số nhị phân (0 và 1). Thông qua quá trình này, thông tin được đưa vào hệ thống máy tính và có thể được xử lý, lưu trữ, tìm kiếm một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng các phần mềm chuyên dụng.
Số hoá quy trình là bước tiếp theo sau số hoá dữ liệu, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình hoạt động hiện có trong doanh nghiệp. Thay vì xử lý thủ công, các bước trong quy trình được hỗ trợ hoặc thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm và hệ thống kỹ thuật số, giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả làm việc.
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình toàn diện hơn so với số hoá. Là ứng dụng số hóa và số hóa quy trình vào trong công việc kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi thông tin hay dữ liệu sang dạng số, mà còn áp dụng các công nghệ số vào mọi mặt hoạt động kinh doanh, từ vận hành, quản lý cho đến tương tác với khách hàng. Chuyển đổi số là sự thay đổi về tư duy và mô hình tổ chức. Người lãnh đạo doanh nghiệp cần chủ động thích nghi và dẫn dắt sự đổi mới. Ứng dụng công nghệ để tối ưu hoá quy trình làm việc, nâng cao năng suất và tạo ra những giá trị mới.
Phân biệt sự khác nhau giữa số hoá và chuyển đổi số
Số hoá | Chuyển đổi số | |
Khái niệm | Chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý/analog sang dạng số | Ứng dụng công nghệ số để thay đổi toàn diện mô hình hoạt động doanh nghiệp |
Mục tiêu | Lưu trữ và truy xuất thông tin dễ dàng | Tối ưu hiệu suất, nâng cao trải nghiệm, tạo ra giá trị mới |
Phạm vi áp dụng | Tập trung vào dữ liệu hoặc tài liệu cụ thể | Toàn bộ tổ chức, từ quy trình đến tư duy quản lý và chiến lược |
Công nghệ sử dụng | Thiết bị số hóa (scanner, phần mềm lưu trữ…) | Hệ sinh thái công nghệ số (AI, IoT, Big Data, Cloud, ERP, CRM…) |
Tác động tổ chức | Giảm thao tác thủ công, dễ lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu | Tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh |
Yếu tố con người | Không yêu cầu thay đổi lớn về tư duy | Yêu cầu người lãnh đạo và nhân sự thay đổi tư duy, học hỏi và thích nghi |
Xu hướng triển khai số hoá và chuyển đổi số hiện nay
Tăng tốc số hoá tài liệu và quy trình làm việc: Doanh nghiệp ưu tiên chuyển đổi tài liệu giấy sang dữ liệu số và áp dụng phần mềm vào các quy trình. Chẳng hạn như quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng, chăm sóc khách hàng…
Chuyển đổi sang mô hình làm việc linh hoạt (Hybrid Work): Hệ thống làm việc từ xa, lưu trữ đám mây và cộng tác trực tuyến trở nên phổ biến, yêu cầu hạ tầng số mạnh mẽ hơn.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào vận hành: Các công nghệ như AI, IoT, Blockchain, Big Data, Cloud Computing,… ngày càng được tích hợp sâu vào hệ thống quản trị, sản xuất và chăm sóc khách hàng.
Luôn đặt khách hàng làm trung tâm trong chuyển đổi số: Doanh nghiệp đầu tư mạnh vào các nền tảng CRM. Phân tích hành vi và dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa dịch vụ, nâng cao trải nghiệm.
Chuyển đổi số không còn là “câu chuyện của IT”:Ngày nay, chuyển đổi số là nhiệm vụ của cả tổ chức, từ lãnh đạo đến từng bộ phận. Đòi hỏi sự chuyển biến về tư duy, văn hoá và các chiến lược kinh doanh.
Lời kết
Số hoá và chuyển đổi số đều là những bước quan trọng trong hành trình đưa doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0. Nếu như số hoá là nền tảng giúp dữ liệu được xử lý nhanh chóng và chính xác hơn, thì chuyển đổi số là bước đi chiến lược nhằm thay đổi toàn diện cách doanh nghiệp vận hành, ra quyết định và tạo ra giá trị mới.
Tham khảo: Tại Sao Nên Ứng Dụng MES Trong Nền Sản Xuất 4.0
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp số hoá quy trình và chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp của mình, hãy để ATPro Corp đồng hành. Với kinh nghiệm triển khai các hệ thống công nghệ như IoT, SCADA, phần mềm giám sát – điều khiển và hạ tầng số hoá, ATPro Corp cam kết mang đến giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại số.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Số Hóa Trong Sản Xuất Là Gì? Những Lợi Ích Của Việc Số Hóa Trong Sản Xuất
Trong thời đại công nghiệp 4.0, số hóa trở thành xu hướng tất yếu giúp [...]
Th4
Tại Sao Nên Ứng Dụng MES Trong Nền Sản Xuất 4.0
Ngày nay, khi áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp phải [...]
Th4
Cách Sử Dụng Hệ Thống MES Chi Tiết Từ A Đến Z
Hệ thống MES chắc hẳn không còn xa lạ đối với những ai hoạt động [...]
Th4
Ứng Dụng MES Cho Nhà Máy Thực Phẩm F&B
Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống (F&B), các nhà máy thường [...]
Th4
Tại Sao Các Nhà Sản Xuất Nên Sử Dụng Phần Mềm MES? Lợi Ích Khi Sử Dụng
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất trở thành xu [...]
Th4
Chi Phí Phần Mềm MES Gồm Những Gì?
Phần mềm MES là một công cụ không thể thiếu trong quản lý sản xuất, [...]
Th4