Lý Do Tại Sao Nên Tích Hợp Tính Năng Nhắn Tin Zalo, Facebook Trên Website?

Tại sao nên tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website

Với các doanh nghiệp kinh doanh online, việc tích hợp các công cụ & phần mềm liên kết nhắn tin trực tuyến mang đến rất nhiều lợi ích, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả bán hàng. Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng ATPro tìm hiểu chi tiết lý do tại sao nên tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website để thấy rõ tầm quan trọng của những công cụ này nhé!

Tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website là gì? 

Khi truy cập vào bất kỳ 1 website/trang web bán hàng nào, chẳng hạn như website thương mại điện tử, website siêu thị,… bạn sẽ nhìn thấy ở góc trái hoặc góc phải bên dưới màn hình có các bong bóng chat (Zalo, Facebook). Đây chính là công cụ để doanh nghiệp/nhà bán hàng tương tác & chăm sóc khách hàng trực tuyến. 

Người phụ trách các công cụ chat trực tuyến này có thể là nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc quản trị viên của website. Hiện nay, một số website bán hàng còn cài đặt thêm tính năng hiển thị tự động các câu chào, khung chat, giúp khách hàng dễ dàng để lại tin nhắn (câu hỏi, thắc mắc) cần được tư vấn. 

Tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website
Tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website

Giải đáp: Tại sao nên tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website?

Zalo & Facebook là 2 trang mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ, rất dễ sử dụng, kể cả với những người lớn tuổi, không rành về công nghệ. Chính vì thế, chúng trở nên phổ biến & được sử dụng rộng rãi. Việc tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website giúp các nhà bán hàng/doanh nghiệp có thêm kênh chat để hỗ trợ & chăm sóc khách hàng tốt hơn. 

Ngoài ra, khi sử dụng chat Zalo & Facebook, khách hàng & doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục chat, trao đổi thông tin hay giữ kết nối mặc dù đã thoát khỏi website. Chính là nhờ tính năng lưu trữ tin nhắn trong ứng dụng Zalo & Facebook Messenger của khách hàng. 

Zalo & Facebook là 2 trang mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ
Zalo & Facebook là 2 trang mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ

Hỗ trợ tăng tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng 

Khi truy cập vào website, khách hàng có thể dễ dàng & nhanh chóng tương tác với doanh nghiệp bằng cách nhấn vào biểu tượng Zalo hoặc Facebook ở góc dưới bên trái hoặc bên phải màn hình (thường là góc bên phải). Ngay sau đó, 1 cửa sổ chat sẽ hiển thị & bạn có thể nhập những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến sản phẩm/dịch vụ để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất. 

Hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng tốt hơn 

Khác với hình thức chat truyền thống hay trên mạng xã hội, các công cụ chat trực tuyến tích hợp trên website được đánh giá là nơi đội ngũ marketing có thể thu thập thông tin, dữ liệu khách hàng chính xác nhất. Từ đó có những định hướng phát triển, chiến dịch tiếp thị tốt hơn, nhắm đúng khách hàng mục tiêu hơn. 

Thu thập thông tin khách hàng dễ dàng hơn

Tăng trải nghiệm của khách hàng 

Chat trực tuyến thông qua Zalo & Facebook giúp khách hàng cảm thấy được hỗ trợ tốt hơn khi trò chuyện với chatbot tự động. Việc tương tác qua lại giúp nhân viên tư vấn/doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, những vấn đề khách hàng đang gặp phải để có sự tư vấn phù hợp nhất, nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi mua & sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Giảm áp lực cho hệ thống hotline

Tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website còn giúp giảm số lượng cuộc gọi đến tổng đài, từ đó giảm áp lực cho hệ thống hotline. Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp/nhà bán hàng giải quyết thắc mắc của khách hàng 1 cách hiệu quả & kịp thời.

Giảm số lượng cuộc gọi đến số hotline
Giảm số lượng cuộc gọi đến số hotline

Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng 

Phần lớn các khách hàng khi chat trực tiếp trên website bán hàng của bạn đã có sự tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp. Họ nhắn tin đến ô chat để có được sự tư vấn cụ thể, từ đó có quyết định mua hàng chính xác. 

>>> Xem thêm: Barcode, QR Code Là Gì? Ứng Dụng Nổi Bật Của Barcode Và QR Code

Qua những nội dung vừa được ATPro đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu lý do tại sao nên tích hợp tính năng nhắn tin Zalo, Facebook trên website. Để tăng hiệu quả tương tác & tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên website bán hàng của doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tích hợp thêm các tính năng hỗ trợ khác. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp chi tiết trong thời gian sớm nhất. Đừng quên theo dõi & cập nhật kiến thức hay mỗi ngày tại địa chỉ trang web atpro.com.vn nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]