Trong thời đại công nghiệp 4.0, hệ thống tự động hóa trở thành xu hướng trong nhiều ngành công nghiệp nhờ vào khả năng tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí & nâng cao hiệu suất sản xuất. Để đạt được sự chính xác & hiệu quả trong tự động hóa, công nghệ cảm biến quang đã trở thành công cụ có vai trò vô cùng quan trọng & không thể thiếu. Cảm biến quang giúp phát hiện vật thể, đo lường khoảng cách với độ chính xác cao. Để hiểu rõ hơn về ứng dụng cảm biến quang trong hệ thống tự động hóa ngày nay, hãy cùng ATPro tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!
Các loại cảm biến quang trong hệ thống tự động hóa
Cảm biến quang có vai trò quan trọng trong việc phát hiện & đo lường các yếu tố như khoảng cách, kích thước, hình dạng & vị trí của vật thể trong các hệ thống tự động hóa. Hiện nay, có nhiều loại cảm biến quang được sử dụng trong hệ thống tự động hóa, mỗi loại sẽ phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Cụ thể gồm có:
– Cảm biến quang thu phát độc lập: thường được dùng trong hệ thống phân loại sản phẩm, đóng gói & kiểm tra chất lượng khi yêu cầu độ chính xác cao
– Cảm biến quang phản xạ gương: được sử dụng để phát hiện & đếm số lượng sản phẩm, kiểm tra sự tồn tại của vật thể trong dây chuyền
– Cảm biến quang khuếch tán: phù hợp với các ứng dụng đo lường & giám sát ở khoảng cách ngắn, ví dụ như đo khoảng cách giữa các vật thể
Với tốc độ phản hồi nhanh, cảm biến quang giúp hệ thống tự động hóa hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt trong các quy trình yêu cầu tốc độ cao. Bên cạnh đó, với khả năng phát hiện vật thể & đo lường với độ chính xác cao, cảm biến cũng giúp cải thiện chất lượng sản phẩm & giảm thiểu sai sót trong các quy trình sản xuất.
Xem nhanh top 6 cảm biến quang tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro
Các ứng dụng cảm biến quang trong hệ thống tự động hóa
Dưới đây là các ứng dụng cảm biến quang trong hệ thống tự động hóa hiện nay:
Trong công nghiệp sản xuất
Trong các dây chuyền sản xuất tự động, cảm biến quang có vai trò quan trọng trong việc giám sát & điều khiển.
– Phát hiện sự có mặt của sản phẩm: cảm biến quang có thể phát hiện sản phẩm khi di chuyển qua 1 điểm xác định, giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn
– Kiểm tra chất lượng sản phẩm: thiết bị có khả năng đo lường kích thước, hình dạng & màu sắc của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng
– Điều khiển robot công nghiệp: cảm biến quang giúp định vị chính xác vị trí của các chi tiết & sản phẩm, từ đó điều khiển robot thực hiện các công việc như lắp ráp, hàn, bốc xếp,…
Trong ngành bao bì đóng gói
– Phát hiện nhãn mác & đánh dấu sản phẩm: cảm biến quang có thể phát hiện các dấu hiệu như mã vạch, logo hoặc nhãn mác, đảm bảo chúng được gắn chính xác/đúng vị trí
– Kiểm soát chất lượng bao bì: thiết bị có khả năng phát hiện các lỗi như bao bì bị rách, sai màu sắc, sai kích thước,… đảm bảo tính thẩm mỹ & chất lượng cho từng sản phẩm
Trong hệ thống băng tải
Ngày nay, cảm biến quang được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống băng tải, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng & phân loại sản phẩm trên băng tải.
– Phát hiện vật thể trên băng tải: xác định sự có mặt của sản phẩm trên băng tải để điều khiển hệ thống đẩy, nâng hoặc phân loại sản phẩm
– Kiểm tra tốc độ & khoảng cách: đo lường tốc độ & khoảng cách giữa các sản phẩm, giúp hệ thống băng tải hoạt động trơn tru, tránh các sự cố liên quan đến va chạm & tối ưu hóa hiệu suất
Trong hệ thống an ninh
Cảm biến quang cũng được sử dụng trong hệ thống an ninh để phát hiện sự xâm nhập, hành vi bất thường.
– Hệ thống cửa tự động: phát hiện sự di chuyển của người/vật thể để tự động mở/đóng cửa, đảm bảo sự tiện lợi & an toàn
– Hệ thống giám sát an ninh: phát hiện sự di chuyển trong phạm vi giám sát để cảnh báo kịp thời khi gặp sự cố
Tóm lại, cảm biến quang là thành phần không thể thiếu trong hệ thống tự động hóa hiện đại, giúp nâng cao hiệu suất & chất lượng của quy trình sản xuất. Từ việc phát hiện sự có mặt của sản phẩm, đo lường khoảng cách đến kiểm tra chất lượng, giám sát an ninh, cảm biến quang đã góp phần to lớn đưa tự động hóa lên 1 tầm cao mới. Hy vọng với những chia sẻ của ATPro trong bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ứng dụng cảm biến quang trong hệ thống tự động hóa hiện đại.
>>> Xem thêm: So Sánh Cảm Biến Quang Và Cảm Biến Tiệm Cận: Ưu – Nhược Điểm, Ứng Dụng
Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn cụ thể, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cặp Nhiệt Điện Là Gì? Các Loại Cặp Nhiệt Điện Phổ Biến
Cặp nhiệt điện là lựa chọn lý tưởng trong các ứng dụng từ lò hơi, [...]
Th11
Cảm Biến Mực Nước Lò Hơi – Nồi Hơi Công Nghiệp
Việc duy trì mực nước trong các hệ thống nồi hơi công nghiệp ở mức [...]
Th11
Các Loại Cảm Biến Đo Mức, Báo Mức Chất Lỏng Tại ATPro
ATPro Corp là thương hiệu uy tín chuyên cung cấp thiết bị đo lường và [...]
Th11
Cảm Biến Nhiệt Độ PT100, PT1000 (2,3,4 Dây) Công Nghiệp
Trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp hiện đại, việc kiểm soát và [...]
Th11
Các Loại Cảm Biến Đo Mức Nước, Mực Nước, Hóa Chất, Axit Công Nghiệp
Trong các ngành công nghiệp hiện đại như xử lý nước, sản xuất hóa chất, [...]
Th11
Cảm Biến IoT Là Gì? Các Loại Cảm Biến Và Ứng Dụng
Internet of Things (IoT) đã và đang làm thay đổi cách con người sống, làm [...]
Th11