Cảm biến nhiệt độ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ như thế nào? Bài viết này, ATPro sẽ giới thiệu đến quý khách hàng các loại cảm biến và các ứng dụng của cảm biến đo nhiệt độ.
CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LÀ GÌ?
Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị được sử dụng để đo và ghi nhận giá trị nhiệt độ của môi trường hoặc đối tượng cụ thể. Khi nhiệt độ có sự thay đổi thì thiết bị này đo và truyền tín hiệu để bộ đọc có thể phân tích. Sau đó, bộ đọc sẽ đưa ra kết quả đo theo dạng con số cụ thể để người dùng dễ dàng đọc số liệu thực tế.
CẤU TẠO CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Một cảm biến nhiệt độ thường bao gồm thành phần chính:Cảm biến đo nhiệt gồm có: 2 dây kim loại được hàn dính một đầu gọi là đầu nóng (đầu đo), 2 đầu còn lại là đầu lạnh (đầu chuẩn).
Các phần phụ bao gồm:
- Bộ phận quan trọng nhất trong thiết bị cảm biến là bộ phận cảm biến nhiệt.
- Các bộ phận cảm biến được kết nối với nhau thông qua 2 – 4 dây kết nối cảm biến.
- Chất cách điện bằng gốm có nhiệm vụ làm chất cách điện, ngăn ngừa đoản mạch.
- Chất làm đầy bột alumina mịn, được sấy khô. Sử dụng nhằm lấp đầy các khoảng trống hạn chế rung trong cảm biến.
- Vỏ bảo vệ cảm biến và các dây kết nối.
- Đầu kết nối của cảm biến làm bằng vật liệu gốm cách điện. Bao gồm các bảng mạch để kết nối với điện trở.
Xem thêm: Cảm biến đo báo mức chất rắn, mua cảm biến đo mức chất rắn ở đâu uy tín
CÁC LOẠI CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Hiện nay, có đa dạng có loại cảm biến đo nhiệt độ. Sau đây các loại cảm biến nhiệt độ được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp.
Cảm biến nhiệt điện trở (RTD-Resistance Temperature Dectectors)
Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc thay đổi điện trở của một vật liệu để đo nhiệt độ. RTD thường được sử dụng với các vật liệu như platina (PT100, PT1000). Hoặc nickel (Ni100, Ni1000) vì chúng có đáp ứng nhiệt độ ổn định và chính xác.
RTD được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao và ổn định. Như trong ngành công nghiệp, hệ thống HVAC, máy móc và các lĩnh vực khoa học nghiên cứu,…
Sản phẩm tiêu biểu: Cảm biến đo nhiệt độ Emko dòng RTI (RTIT) loại RTD
Cặp nhiệt điện (Thermocouple)
Thiết bị cặp nhiệt điện có độ bền tốt, thường đo được các mức nhiệt độ cao với dải đo từ -100 độ C đến 1800 độ C. Đây là một loại cảm biến nhiệt độ sử dụng hiệu ứng Seebeck để tạo ra một điện thế khi nhiệt độ thay đổi. Cảm biến điện mạch kín, gồm 2 dây kim loại nối ở 2 đầu. Mỗi khi nhiệt độ ở 2 đầu dây khác nhau sẽ sinh ra dòng điện.
Được ứng dụng trong công nghiệp và nghiên cứu bởi độ tin cậy cao, khả năng chịu được nhiệt độ rộng, môi trường khắc nghiệt.
Điện trở oxit kim loại (Thermistor)
Là một loại cảm biến nhiệt độ sử dụng tính chất điện trở của một vật liệu oxit kim loại để đo nhiệt độ. Thermistor thay đổi điện trở của nó theo cách phi tuyến khi nhiệt độ thay đổi. Điều này cho phép đo nhiệt độ dựa trên giá trị điện trở của thermistor. Với thiết bị này có các ưu điểm như: độ bền cao, dễ chế tạo, giá thành rẻ.
Được sử dụng trong hệ thống điều khiển nhiệt độ, đo nhiệt độ trong các thiết bị điện tử, ô tô, điện gia dụng, y tế,…
Nhiệt bán dẫn (Diode, IC…)
Loại cảm biến được chế tạo từ những chất bán dẫn như Diode, Transistor, IC. Nguyên lý hoạt động dựa trên mức độ phân cực của các lớp P-N tuyến tính với nhiệt độ môi trường. Thiết bị này có những ưu điểm nổi bật như: Độ chính xác cao, hoạt động ổn định, chống nhiễu tốt, mạch điện xử lý đơn giản,….
Được ứng dụng để đo nhiệt độ trong môi trường không khí, áp dụng trong những thiết bị đo đạc nhiệt độ hay bảo vệ mạch điện tử.
Cảm biến nhiệt kế bức xạ (Hỏa kế – Pyrometer)
Là một loại cảm biến nhiệt độ bằng cách đo lượng bức xạ nhiệt phát ra từ một vật thể. Thay vì tiếp xúc trực tiếp với vật thể như các loại cảm biến nhiệt khác. Thì cảm biến này hoạt động theo việc đo tính chất bức xạ năng lượng có trong môi trường mang nhiệt.
Thiết bị sử dụng đo cho các kim loại đỏ, lửa, lò nung, đúc, môi trường công nghiệp,…
ỨNG DỤNG CỦA CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Sử dụng cảm biến nhiệt độ để đo: trong bồn đun nước, đun dầu, đo nhiệt độ các loại máy móc, đo nhiệt độ lò nung, lò sấy,…
Ngoài ra, ATPro còn cung cấp các giải pháp giám sát nhiệt độ độ ẩm tại kho hàng, kho dược, kho đông lạnh, phòng server,…Hỗ trợ việc quản lý- giám sát nhiệt độ từ xa thông qua các thiết bị thông minh có kết nối internet.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Cảm biến đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cụ thể cho nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng nên lựa chọn loại cảm biến nhiệt độ sao cho phù hợp với khu vực cần đo. Thiết bị vừa giúp tăng năng suất, công suất hoạt động, vừa tạo ra giá trị, hiệu quả tốt nhất mà vẫn đáp ứng về giá cả.
- Cần xác định sử dụng cảm biến trong mục đích nào, trong môi trường nào,…
- Cần đảm bảo việc cách điện giữa các dây dẫn và vỏ bọc bên ngoài là đủ lớn. Đặc biệt, là ở trường hợp nhiệt độ cao.
- Lưu ý độ sâu ngâm của bộ phận cảm biến phải đủ để không phải chịu độ chênh nhiệt. Bởi nếu không đủ sâu, có thể dẫn đến phép đo sai số.
- Tuyệt đối không để các đầu dây nối của cặp nhiệt điện tiếp xúc với môi trường đo.
Top các loại cảm biến nhiệt độ bán chạy tại ATPro
Trên đây là những thông tin cảm biến nhiệt độ là gì? Nguyên lý hoạt động của cảm biến, những lưu ý khi sử dụng cảm biến nhiệt độ,…Hi vọng qua bài viết này, quý khách sẽ nắm rõ một số thông tin về cảm biến nhiệt độ công nghiệp.
Hãy liên hệ ngay với ATPro, hỗ trợ báo giá tốt cảm biến nhiệt độ chính hãng. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao
Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]
Th5
Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Quang Để Đạt Độ Chính Xác Cao Có Thể Bạn Chưa Biết
Cảm biến quang là thiết bị có vai trò quan trọng trong các ngành công [...]
Th5
Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm
Trong công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dây chuyền [...]
Th5
Tổng Hợp Các Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Tự Động Hóa
Trong thời đại công nghiệp 4.0, hệ thống tự động hóa trở thành xu hướng [...]
Th5
So Sánh Cảm Biến Quang Và Cảm Biến Tiệm Cận: Ưu – Nhược Điểm, Ứng Dụng
Trong tự động hóa công nghiệp, cảm biến là thiết bị có vai trò vô [...]
Th5
Cảm Biến Quang Là Gì? Các Loại Cảm Biến Quang Phổ Biến Và Cách Lựa Chọn
Với khả năng phát hiện, đo lường khoảng cách/vị trí của vật thể thông qua [...]
Th5