Bạn là nhà bán hàng online, hoạt động chủ yếu trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Bạn muốn gia tăng lượng đơn hàng nhưng không muốn bỏ ra quá nhiều chi phí cho việc chạy quảng cáo PR sản phẩm mới. Bài viết hôm nay, ATPro sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc khách hàng sau mua hiệu quả trên Facebook Messenger, nhằm biết được những cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, đồng thời gia tăng tỷ lệ quay lại mua hàng. Theo dõi ngay!
Lý do tại sao nên chăm sóc khách hàng cũ sau mua?
Một quan điểm sai lầm mà các nhà bán hàng thường mắc phải đó là cho rằng chỉ cần có nhiều đơn hàng được giao đi hay có nhiều sản phẩm được bán ra đã là thành công, do vậy họ luôn tìm cách tiếp cận càng nhiều khách hàng mới càng tốt. Thế nhưng, trên thực thế “tài nguyên vàng” quý báu mà các nhà bán hàng đang nắm giữ chính là tệp khách hàng cũ/khách hàng đã mua hàng. Dưới đây là 3 lý do lý giải rằng các nhà bán hàng không nên bỏ lỡ những người khách hàng này:
Củng cố mối quan hệ, tạo dựng tệp những khách hàng trung thành mua hàng nhiều lần
Nhà bán hàng sẽ không phải bỏ ra quá nhiều công sức hay thời gian để chạy quảng cáo tiếp cận đến những đối tượng khác – những người chưa chắc sẽ mua hàng. Thay vào đó, hãy dành thời gian để chăm sóc khách hàng cũ, người đã mua hàng – họ là những người đã biết được chất lượng sản phẩm của bạn & tỷ lệ quay lại mua hàng khi thấy những sản phẩm phù hợp là rất cao.
Tiết kiệm chi phí
Nếu so sánh chi phí quảng cáo để tiếp cận lượng khách hàng mới với chi phí chăm sóc khách hàng cũ, bạn sẽ thấy được sự chênh lệch rõ ràng. Chi phí bỏ ra cho việc quảng cáo tiếp cận khách hàng mới luôn luôn cao hơn chi phí đầu tư cho việc chăm sóc khách hàng cũ.
Nâng cao chất lượng
Thông qua việc chăm sóc khách hàng cũ, các nhà bán hàng sẽ nhận được những phản hồi, đánh giá, trải nghiệm thực tế từ những người đã mua hàng. Đây cũng chính là cách để bạn biết được sản phẩm của mình đang thiếu điều gì, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm khi trước ra mắt thị trường.
Chia sẻ các cách chăm sóc khách hàng sau mua hiệu quả trên Facebook Messenger
Gửi thư cảm ơn đến khách hàng sau khi đơn hàng được giao thành công
Bạn có thể sử dụng cách gửi thư cảm ơn (kèm quà tặng hoặc voucher nếu có) trong gói hàng. Khi mở hàng, khách hàng sẽ cảm thấy rất ấn tượng về sự “chu đáo” của thương hiệu. Việc làm này vừa giúp khách hàng cảm thấy mình được quan tâm & trân trọng, từ đó hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Hoặc có thể gửi tin nhắn đến khách hàng qua các kênh mua hàng, hãy tận dụng tất cả những gì có thể để giúp khách hàng cảm thấy mình luôn được quan tâm nhé!
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chu đáo
Sau khi mua, khách hàng rất ít khi chủ động liên lạc với nhà bán hàng, trừ trường hợp sản phẩm nhận bị lỗi, gặp vấn đề phát sinh. Lúc này họ cần sự hỗ trợ nhanh chóng từ nhà bán hàng. Nếu bạn không đáp ứng được hoặc để khách hàng phải chờ lâu sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái & mất lòng tin vào thương hiệu mà bạn đang xây dựng.
Chính vì thế, việc xây dựng 1 đội ngũ hỗ trợ khách hàng sau bán luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp nhận & giải quyết tất cả khiếu nại & vấn đề của người mua là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mở rộng các kênh hỗ trợ để khách hàng có thể tiếp cận 1 cách dễ dàng & thuận tiện nhất.
Xin ý kiến, đánh giá của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ
Chủ động liên hệ với khách hàng cũ để khảo sát, lấy ý kiến, đánh giá & trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu là 1 hoạt động vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ thể hiện sự chu đáo của thương hiệu đối với khách hàng, mà đây còn là nguồn thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp có thể biết được mức độ hài lòng cũng như các đánh giá của khách hàng để sản phẩm của bạn ngày 1 hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm & chất lượng dịch vụ trong tương lai.
Có các chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết
Một trong những cách giữ chân khách hàng & giúp khách hàng cũ quay lại mua hàng hiệu quả nhất là tặng các chương trình ưu đãi, voucher giảm giá khi đặt hàng ở lần tiếp theo. Bạn có thể tạo thẻ thành viên để tích điểm cho khách khi mua hàng, tặng quà & voucher nhân dịp sinh nhật, ưu đãi với chiết khấu lớn,…
Ngoài ra, việc giới thiệu sản phẩm mới đến nhóm khách hàng trung thành, đã mua hàng là một bài toán khá thông minh. Giúp họ cảm thấy mình luôn được quan tâm & coi trọng, trở thành 1 trong những người sớm nhất biết về thông tin sản phẩm mới của thương hiệu khi chưa được ra mắt chính thức.
>>> Xem thêm: Social Media Là Gì? 8 Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Phổ Biến Hiện Nay
Hy vọng những nội dung vừa được ATPro chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc khách hàng sau mua hiệu quả trên Facebook Messenger và hiểu tại sao phải chăm sóc khách hàng đều đặn, đặc biệt với những người đã mua hàng của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, hãy gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.
Đừng quên truy cập website ATPro để cập nhật các bài viết mới, kiến thức hay mỗi ngày nhé!
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1