Cách Kiểm Tra Địa Chỉ IP Của Một Máy Tính Bất Kỳ

cách kiểm tra địa chỉ IP của một máy tính bất kỳ

Địa chỉ IP là một thông tin quan trọng giúp máy tính kết nối và giao tiếp trong mạng nội bộ hoặc Internet. Việc biết cách kiểm tra địa chỉ IP hữu ích khi cần cấu hình mạng, chia sẻ dữ liệu, mà còn cần thiết trong quá trình khắc phục sự cố hoặc bảo mật hệ thống. Trong bài viết này, ATPro Corp sẽ chia sẻ đến bạn những cách kiểm tra địa chỉ IP của một máy tính bất kỳ, dù bạn đang sử dụng Windows hay các hệ điều hành khác.

Khái niệm địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một dãy số dùng để nhận dạng duy nhất mỗi thiết bị kết nối với mạng Internet hoặc mạng cục bộ (LAN). Đây là yếu tố quan trọng trong việc truyền và nhận dữ liệu giữa các thiết bị. Giúp định vị chính xác nguồn gửi và đích nhận trong toàn bộ hệ thống mạng. Về cơ bản, IP hoạt động như một “địa chỉ nhà” trên Internet. Giúp các máy tính, bộ định tuyến, máy chủ và các thiết bị khác “giao tiếp” với nhau một cách hiệu quả.

Địa chỉ IP được biểu thị dưới dạng bốn dãy số, phân tách bằng dấu chấm, ví dụ: 192.158.1.38. Mỗi dãy số có giá trị từ 0 đến 255, tạo ra một không gian địa chỉ rất lớn, từ 0.0.0.0 đến 255.255.255.255. Những địa chỉ này được quản lý và phân phối bởi ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). Một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có vai trò điều phối và đảm bảo tính ổn định cho Internet toàn cầu.

Địa chỉ IP
Địa chỉ IP

Tại sao cần kiểm tra địa chỉ IP của một máy tính? 

Việc kiểm tra địa chỉ IP của máy tính là thao tác quan trọng trong nhiều tình huống. Đặc biệt với những ai làm việc trong lĩnh vực mạng, kỹ thuật hoặc đơn giản là cần khắc phục sự cố kết nối. 

  • Khi xảy ra lỗi kết nối mạng, kiểm tra IP giúp xác định máy có đang kết nối với mạng không, có bị xung đột IP hay không.
  • IP giúp phân biệt và định danh từng thiết bị trên mạng. Việc biết địa chỉ IP sẽ hỗ trợ cấu hình modem, router, hoặc thiết bị chia sẻ dữ liệu như máy in.
  • Truy cập máy tính khác trong cùng mạng hoặc sử dụng các phần mềm điều khiển từ xa như TeamViewer, Remote Desktop… cần biết chính xác địa chỉ IP của máy đó.
  • Trong các ứng dụng nâng cao như mở port cho camera, game server, ứng dụng nội bộ… địa chỉ IP là yếu tố quan trọng để định tuyến đúng thiết bị trong mạng.

Hướng dẫn cách kiểm tra địa chỉ IP của một máy tính 

Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng Command Prompt

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, sau đó gõ cmd và nhấn OK để mở cửa sổ dòng lệnh Command Prompt.

Bước 2: Trong cửa sổ Command Prompt, nhập lệnh “ipconfig” và nhấn Enter.

Bước 3: Kết quả hiện ra sẽ liệt kê thông tin mạng đang sử dụng. Tìm dòng IPv4 Address (hoặc Địa chỉ IPv4) – đây chính là địa chỉ IP nội bộ (private IP) của máy tính bạn.

Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng Taskbar

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng (Wi-Fi hoặc Ethernet) ở góc phải thanh Taskbar.

Bước 2: Chọn Open Network & Internet settings.

Bước 3: Trong cửa sổ mới, chọn Open Network and Sharing Center.

Bước 4: Nhấn vào tên mạng bạn đang kết nối (hiển thị bên cạnh dòng Connections).

Bước 5: Cửa sổ trạng thái mạng hiện ra → tiếp tục nhấn nút Details….

Bước 6: Tại cửa sổ Network Connection Details, bạn sẽ thấy IPv4 Address – chính là địa chỉ IP nội bộ của máy tính.

Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng Task Manager 

Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng Task Manager

Bước 1: Click chuột phải trên thanh Taskbar chọn Task manager.

Bước 2: Tại phần Performance, chọn Wifi hoặc Ethernet (mạng dây) và xem IP tại IPv4 Address. Ở đây mình sử dụng Wifi.

Tham khảo: Máy Tính Không Nhận Bàn Phím – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Lời hết 

Với những cách kiểm tra địa chỉ IP của một máy tính bất kỳ, người dùng hoàn toàn dễ dàng xác định địa chỉ IP nội bộ của thiết bị chỉ trong vài thao tác đơn giản. Đây là kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng quan trọng khi cần kết nối, chẩn đoán sự cố mạng, hoặc thiết lập hệ thống làm việc từ xa.Hiểu rõ và nắm bắt thông tin IP không chỉ giúp bạn quản lý thiết bị tốt hơn mà còn đảm bảo quá trình vận hành mạng được ổn định, bảo mật và hiệu quả.
ATPro Corp hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xử lý các tình huống liên quan đến kết nối và cấu hình mạng máy tính.

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro

  • Có sẵn:
4.732.000 
  • Có sẵn:
21.420.000 
  • Có sẵn:
2.366.000 
  • Có sẵn:
  • Có sẵn:
14.500.000 
  • Có sẵn:
  • Có sẵn:
  • Có sẵn:
ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Máy Tính Không Nhận Bàn Phím – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Kết nối máy tính với bàn phím rời là thao tác quen thuộc với nhiều [...]

Cách Đổi Tên Định Dạng Thời Gian AM, PM Trên Máy Tính

Trong quá trình sử dụng máy tính, định dạng thời gian hiển thị theo kiểu [...]

Máy Tính Không Nhận RAM: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả, Nhanh Chóng

RAM (Random Access Memory) là một trong những thành phần quan trọng nhất của máy [...]

Hướng Dẫn Cách Cài Đặt Và Thay Đổi Mật Khẩu Cho Máy Tính Cực Đơn Giản

Có thể nói, bảo mật máy tính là một trong những yếu tố quan trọng [...]

Máy Tính Không Phát Được WiFi – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Bạn muốn sử dụng máy tính làm điểm phát WiFi để chia sẻ kết nối [...]

Lỗi Máy Tính Không Nhận USB Nguyên Nhân Cách Khắc Phục Đơn Giản, Hiệu Quả

USB là thiết bị lưu trữ phổ biến, giúp người dùng dễ dàng sao chép [...]