Giải pháp số hóa nhà máy và ứng dụng IoT trong số hóa nhà máy

Giải pháp số hóa nhà máy và ứng dụng IoT trong số hóa nhà máy

Trong thời đại công nghệ 4.0, IoT (Internet of Things) đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của IoT đã tác động đến cuộc sống và công việc của mỗi người chúng ta. Các giải pháp số hóa nhà máy và ứng dụng IoT trong số hóa nhà máy đã được triển khai mạnh mẽ

Chính vì vậy mà hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của ATPro Corp để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích.

Tìm hiểu khái niệm số hóa nhà máy là gì? Và những lợi ích khi số hoá nhà máy.

Số hoá nhà máy

Số hóa nhà máy là thuật ngữ phổ biến dùng để mô tả một hệ thống kỹ thuật số tích hợp. Bao gồm các mô hình, phương pháp và công nghệ, được áp dụng vào quản lý dữ liệu của một nhà máy. Mục tiêu chính của việc số hóa nhà máy là tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, linh hoạt và thông minh hơn. Từ đó đem lại nhiều lợi ích như:

  • Lập kế hoạch và đánh giá tổng thể: Các công cụ và hệ thống giám sát, đánh giá tổng thể hiệu suất của nhà máy, từ quá trình sản xuất đến quản lý nguồn lực,…
  • Cải thiện cấu trúc và quy trình: Tích hợp các công nghệ số và dữ liệu vào quy trình sản xuất. Giúp nhà máy tối ưu hóa cấu trúc tổ chức và quy trình làm việc, từ đó tăng cường hiệu suất và giảm thiểu lãng phí thời gian và chi phí.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Số hóa nhà máy giúp quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả hơn. Thông qua việc sử dụng dữ liệu và công nghệ để giám sát quy trình sản xuất và phát hiện lỗi.
  • Tăng cường lợi nhuận và khả năng cạnh tranh: Cắt giảm chi phí, cải thiện chất lượng và tối ưu hóa quy trình. 

Hầu hết ngày nay, mỗi một nhà máy, khu công nghiệp đều tiến hành số hóa. Bắt đầu từ việc đưa các thiết bị, máy móc vào từng quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Đánh dấu sự khởi đầu của quá trình số hóa thông tin nhà máy sản xuất. 

Các ứng dụng IoT trong số hóa nhà máy

Công nghệ IoT tự động quản lý- giám sát các thiết bị từ xa

Một trong những ứng dụng chủ yếu của hệ thống IoT chính là Quản lý và theo dõi thiết bị từ xa hoàn toàn tự động. Hệ thống tập trung quản lý và giám sát tất cả các quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy.

Người giám sát sẽ thực hiện điều khiển các thiết bị từ xa thông qua máy móc kỹ thuật số và phần mềm giám sát. Chính khả năng này cũng cho phép kiểm soát tất cả các  nhà máy phân tán đặt tại nhiều địa điểm khác nhau. Mang lại cho doanh nghiệp khả năng giám sát tiến triển sản xuất trong thời gian thực. Đồng thời phân tích các dữ liệu lịch sử nhằm phục vụ cải tiến quy trình sản xuất. 

Hệ thống quản lý giám sát máy dập hoạt động tại nhà máy
ATPro Corp triển khai hệ thống quản lý giám sát máy dập hoạt động tại nhà máy

Cải tiến toàn bộ quy trình nhanh hơn

Công nghệ IoT giúp cải tiến quy trình trong mô hình kinh doanh hỗ trợ ban quản lý truy cập và phân tích dữ liệu nhanh chóng và tự động hơn. Đồng thời, cung cấp khả năng điều chỉnh quy trình cần thiết từ xa. Góp phần tăng tốc quá trình triển khai các cải tiến và điều chỉnh quy trình hoạt động và hỗ trợ kinh doanh tốt hơn.

Những sự thay đổi này đã giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với nhiều đối thủ trong ngành. 

Công nghệ IoT giúp bảo trì dự đoán

Công nghệ IoT hỗ trợ phát hiện nhu cầu bảo trì máy móc trước khi xảy ra sự cố gây hư hỏng máy, quá trình sản xuất dừng lại ngay lập tức. Điều này ảnh hưởng đến việc thu thập, phân tích, và quản lý toàn bộ dữ liệu.

Hệ thống này hoạt động thông qua các cảm biến được cài đặt trên máy và các nền tảng vận hành. Các cảm biến sẽ phát hiện và gửi cảnh báo ngay khi có các yếu tố rủi ro xuất hiện. Người vận hành nhanh chóng nhận tín hiệu được gửi đến và có những biện pháp xử lý nhanh chóng. Nhằm tránh các sự cố gây hư hại đến máy móc. 

Quản lý tồn kho chính xác

Robot quản lý kho hàng

Các hệ thống IOT công nghiệp được áp dụng cho phép tự động theo dõi- quản lý hàng tồn kho. Nhanh chóng xác nhận số liệu kế hoạch có đúng hay không và đưa ra cảnh báo trong trường hợp sai lệch. Là một trong những ứng dụng IOT công nghiệp thiết yếu khác để duy trì toàn bộ quy trình làm việc liên tục và hiệu quả.

Tự động kiểm soát chất lượng toàn bộ sản phẩm

Hệ thống IoT có khả năng giám sát chất lượng tất cả các sản phẩm được sản xuất ở bất kỳ giai đoạn nào. Từ khâu nguyên liệu thô đến khâu vận chuyển (thông qua các ứng dụng theo dõi thông minh) và khâu phản ứng của khách hàng cuối dùng khi nhận được sản phẩm. 

Các dữ liệu chất lượng sản phẩm rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu hiệu quả của công ty. Với mục đích là phát hiện kịp thời các vấn đề trong dây chuyền sản xuất và tối ưu hóa toàn bộ quy trình. 

Chuỗi cung ứng được tối ưu hoá hơn

Nhằm tối ưu hóa hiệu quả, chúng ta tìm thấy khả năng truyền thông tin chuyển động theo thời gian thực về trạng thái chuỗi cung ứng của một công ty. Đây chính là cơ hội tiềm ẩn để cải thiện hoặc xác định chính xác các vấn đề đang làm trở ngại cho các quy trình sản xuất. Điều này làm cho chúng trở nên không hiệu quả hoặc không có lãi.

Đảm bảo an toàn cho toàn thể nhân viên làm việc

Là một trong những khái niệm mà mỗi doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống IoT ưu tiên hàng đầu. Các máy móc thuộc hệ thống IoT có khả năng tạo ra dữ liệu về tình trạng của nhà máy trong thời gian thực. Bằng cách giám sát hư hại của tất cả các thiết bị, chất lượng không khí, và tần suất bệnh tật trong mỗi nhà máy,… Nhằm ngăn chặn các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của người lao động. Góp phần nâng cao mức độ an toàn trong cơ sở, tăng cường năng suất và động lực làm việc của nhân viên. Ngoài ra, giúp giảm thiểu chi phí kinh tế và nâng cao danh tiếng an toàn của công ty.

Đảm bảo an toàn cho nhân viên làm việc

Những rào cản khi ứng dụng IoT trong số hóa nhà máy

Việc triển khai IoT công nghiệp không phải là một thách thức nhỏ đối với các doanh nghiệp. Bởi mặc dù tiềm năng làm thay đổi cách thức hoạt động của các ngành công nghiệp tốt hơn, nhưng vẫn tồn tại những khó khăn cần vượt qua. Dưới đây là một số thách thức phổ biến mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt trong quá trình triển khai IoT công nghiệp:

  • Chi phí đầu tư: Đầu tư vào các giải pháp IoT công nghiệp đòi hỏi một khoản kinh phí đáng kể. Doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị các khoản chi phí đầu tư này sẽ mang lại lợi ích kinh tế thực sự trong tương lai.
  • Kết nối: Thu thập dữ liệu đáng tin cậy từ các thiết bị IoT là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các thiết bị, từ các thiết bị lỗi thời đến việc tuân thủ các giao thức kết nối khác nhau, có thể làm cho việc thu thập dữ liệu trở nên phức tạp và không đảm bảo tính nhất quán.
  • An ninh mạng: Sự phát triển của IoT cũng mang lại những rủi ro bảo mật mới. Việc bảo vệ các thiết bị IoT và dữ liệu của doanh nghiệp trở thành một ưu tiên hàng đầu. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng như mất dữ liệu quan trọng hoặc sự phá hoại sản xuất.

Tham khảo thêm: Google Admob Là Gì? Cách Thức Hoạt Động & Lợi Ích Đem Lại Cho Doanh Nghiệp

Lời kết

Sự đồng bộ giữa Internet of Things (IoT) và số hoá nhà máy đã mở ra một cánh cửa mới cho sự hiện đại hóa và tối ưu hóa. Triển khai hệ thống IoT là yếu tố quyết định giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và duy trì tính cạnh tranh trong thị trường ngày nay. Áp dụng các thiết bị kết nối và cảm biến thông minh, các doanh nghiệp để thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Từ đó tối ưu hóa hoạt động, giảm thiểu lãng phí và tăng cường chất lượng sản phẩm.

Trong tương lai, sự phát triển của IoT trong ngành công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường. Việc đầu tư và tích hợp công nghệ này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hàng đầu.

Các giải pháp số hóa nhà máy không chỉ là một xu hướng mà còn là một cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp. Để đạt được sự thành công trong quá trình này, đòi hỏi sự nỗ lực và định hướng triển khai đúng đắn từ phía doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin ATPro Corp đã chia sẻ sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và động lực trong hành trình số hóa nhà máy. Mọi thắc mắc về các giải pháp số hoá vui lòng liên hệ số hotline của ATPro để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng. 

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]