Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Hiện nay, trong ngành công nghiệp sản xuất đã và đang có những bước phát triển nhảy vọt nhờ công nghệ hiện đại. Số hoá nhà máy ra đời như một “công cụ” thiết yếu và đầy triển vọng. Đã mang đến nhiều lợi ích giúp cho doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng và phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy số hoá là gì? Và những lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất mang lại là gì? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây của ATPro Corp.

Số hoá là gì?

Quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý (analog) sang dạng số còn được gọi là số hoá. Nghĩa là chuyển đổi các hình ảnh, dữ liệu, tài liệu,… thành định dạng số để được xử lý, lưu trữ và truyền đến mạng internet.

Số hoá là gì

Quá trình số hóa thường sử dụng máy móc và công nghệ để chụp, quét hoặc ghi lại thông tin từ nguồn vật lý (analog), tiếp theo chuyển đổi các dữ liệu thành dạng số. Ví dụ, hệ thống đếm sản phẩm, các cảm biến được lắp trên băng chuyền. Mỗi khi một sản phẩm đi qua cảm biến, cảm biến sẽ ghi nhận và chuyển đổi hình ảnh của sản phẩm thành dữ liệu số. Thông qua các thuật toán và phần mềm phân tích hình ảnh, hệ thống có thể xác định và đếm số lượng sản phẩm đi qua. Dữ liệu số về số lượng sản phẩm sau đó được lưu trữ và xử lý trong hệ thống quản lý sản xuất.

Số hoá đã có một tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất, viễn thông, giải trí, tài chính, y tế, giáo dục,… Cho phép dữ liệu được xử lý nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ và truyền tải qua mạng internet. 

Những lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Tăng cường năng suất và đạt hiệu quả sản xuất: Số hóa cho phép tập trung điều hành quản lý nhà máy. Giúp cải thiện khả năng giám sát và kiểm soát trên các dây chuyền sản xuất. Nhờ vậy, các cán bộ giám sát quản lý từ xa toàn bộ nhà máy mà không cần phải có mặt trực tiếp. Điều này giúp tối ưu hóa lao động và tăng cường hiệu suất tổng thể của quá trình sản xuất.

Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm: Các giải pháp số hoá giúp phát hiện nhanh chóng và cảnh báo các sự cố sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất. Hạn chế tình trạng sản phẩm lỗi, đảm bảo các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng thời, phát hiện trước khi các sự cố máy móc sản xuất hư hỏng. Điều này, giúp kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị đã góp phần tiết kiệm chi phí cho các hoạt động bảo trì bảo dưỡng sửa chữa và các chi phí khác.

Nâng cao năng lực cạnh tranh: Việc cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường là điều không thể tránh khỏi. Việc áp dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến giúp doanh nghiệp bắt kịp được với xu thế. Tạo nên sự khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. 

Cải thiện mức độ an toàn: đây được xem là một trong những lợi ích không thể thiếu trong sản xuất tinh gọn. Số hoá nhà máy cho phép các nhà sản xuất đạt được cấp độ mới về khả năng hiển thị hoạt động trên các trang web, từ đó cải thiện quản lý chất lượng và an toàn. Thông qua việc phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề về chất lượng sớm hơn, số hoá giúp tăng cường an toàn và hiệu suất tổng thể của nhà máy.

Các giải pháp số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Có nhiều giải pháp số hóa có thể được áp dụng trong ngành công nghiệp sản xuất để cải thiện hiệu suất, quản lý, và tăng cường khả năng cạnh tranh. Sau đây là một trong số các giải pháp số hoá nhà máy.

Số hoá nhà máy giám sát, quản lý năng suất nhà máy sản xuất

Áp dụng hệ thống tự động hóa sản xuất để tự động hóa quy trình sản xuất, từ việc điều khiển máy móc và thiết bị đến quản lý sản xuất. Các hệ thống như PLC, SCADA, và MES giúp thu thập dữ liệu về hoạt động sản xuất, giám sát hiệu suất và hiệu quả của máy móc. Và cung cấp thông tin phản hồi để tối ưu hóa quy trình.

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa
ATPro Corp triển khai hệ thống giám sát năng suất tại nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng

Số hoá nhà máy quản lý năng lượng, điện năng, khí gas, nước

Đây là một giải pháp hiệu quả tiết kiệm tài nguyên và tối ưu các hoạt động tại nhà máy. Các cảm biến và hệ thống IoT thu thập dữ liệu về tiêu thụ và hiệu suất. Sử dụng phần mềm quản lý năng lượng và tài nguyên để theo dõi và báo cáo tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Các báo cáo này có thể cung cấp thông tin chi tiết về việc sử dụng năng lượng và tài nguyên, từ đó giúp đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả. Hệ thống này tự động cảnh báo khi các giá trị vượt ngưỡng so với cài đặt. 

Giao diện phần mềm ATSCADA giám sát điện năng tại nhà máy

Hệ thống quan trắc các thông số môi trường trong nhà máy

Tại các nhà máy sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp chú trọng đến môi trường xung quanh. Nhằm đảm bảo môi trường sạch, an toàn cho nhân viên lao động. Cũng như đảm bảo an toàn, chất lượng phù hợp với sản phẩm. 

  • Chất lượng không khí: theo dõi các thông số như nồng độ khí ô nhiễm (như CO2, CO, NOx), bụi mịn (PM2.5, PM10), khí ozone (O3), và hàm lượng khí lưu huỳnh (SO2). Các nhà máy giám sát và điều chỉnh các quy trình sản xuất để giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại và bảo vệ sức khỏe của nhân viên.
  • Nhiệt độ và độ ẩm trong không khí và môi trường làm việc để đảm bảo điều kiện làm việc thoải mái. Đồng thời, đối với các kho hàng đông lạnh, tươi sống nhiệt độ và độ ẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
  • Theo dõi mức độ ánh sáng trong nhà máy giúp cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn cho nhân viên. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.
  • Hệ thống có thể quan trắc mức độ tiếng ồn trong nhà máy để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an toàn. 
Bảng led đo nồng độ bụi tại nhà máy sản xuất
Hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm
Hệ thống giám sát nhiệt độ độ ẩm tại nhà máy

Trên đây là một trong số các dự án số hoá nhà máy mà ATPro Corp đã triển khai theo yêu cầu.

Tham khảo: Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Xu hướng phát triển số hoá nhà máy trong tương lai

Trong tương lai, xu hướng số hoá nhà máy sẽ càng được phát triển và nâng cao hơn nữa. Nhằm đáp ứng được các mục tiêu: cải thiện hiệu quả các hoạt động vận hành, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng tệp khách hàng, tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng sản xuất. Và các công nghệ tiên tiến hàng đầu được ứng dụng trong ngành sản xuất. Chẳng hạn: An ninh mạng, phân tích mọi dữ liệu nâng cao (bao gồm phân tích dự đoán/mô tả, tự động hoá/người máy, Dữ liệu IoT/IoT từ các thiết bị) và cuối cùng là Trí tuệ nhân tạo AI và máy học. 

Hy vọng qua bài này của ATPro Corp sẽ giúp bạn đọc hiểu được khái niệm Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất. Chúng tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi nhu cầu của khách hàng, mang đến các giải pháp số hoá nhà máy sản xuất chất lượng hàng đầu. Nếu như có thắc mắc hoặc bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các giải pháp số hoá nhà máy. Vui lòng liên hệ với ATPro qua số hotline để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng. 

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Số hóa sản xuất là gì? ứng dụng số hóa trong sản xuất

Để tránh tụt hậu dẫn đến việc không thể cạnh tranh nổi trên thị trường [...]

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ [...]

Industry 4.0 digital transformation là gì?

Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong [...]

Số hóa hệ thống điều khiển phân tán nhà máy điện thông minh

Số hóa hệ thống điều khiển phân tán trong nhà máy điện được xem là một [...]

Giải pháp số hóa nhà máy và ứng dụng IoT trong số hóa nhà máy

Trong thời đại công nghệ 4.0, IoT (Internet of Things) đã thu hút sự quan [...]

Google Admob Là Gì? Cách Thức Hoạt Động & Lợi Ích Đem Lại Cho Doanh Nghiệp

Hình thức kiếm tiền từ ứng dụng Google AdMob ngày càng thu hút sự quan [...]