Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong thời đại số ngày nay. Đánh dấu một bước tiến lớn trong việc áp dụng công nghệ số vào mọi khía cạnh của cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là trong lĩnh vực vận hành quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vậy Industry 4.0 digital transformation là gì? Cùng ATPro Corp tìm hiểu nhé!
Định nghĩa về Industry 4.0 digital transformation là gì?
Industry 4.0 Digital Transformation là một khái niệm miêu tả sự kết hợp giữa hai xu hướng quan trọng trong thế giới công nghiệp ngày nay. Đó là: Industry 4.0 và Digital Transformation.
Với Industry 4.0 còn được hiểu là “Cách mạng Công nghiệp 4.0”. Industry 4.0 đánh dấu sự hòa nhập mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số vào các quy trình sản xuất và vận hành công nghiệp. Sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), big data, tự động hóa,…Nhằm tạo ra một môi trường sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả hơn.
Còn với Digital Transformation hay còn được biết đến là chuyển đổi số. Đây là quá trình áp dụng các tiến bộ công nghệ, cụ thể là số hóa vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, sản xuất. Nhờ có số hóa đã cho phép con người thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại, mô hình tiêu dùng hoặc các chính sách pháp lý…Bằng cách áp dụng chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tái định hình cách thức kinh doanh. Từ việc thay đổi tư duy và quan điểm, đánh giá tính phù hợp với thị trường hiện tại và đưa ra những cải tiến phù hợp. Giúp doanh nghiệp tự hỏi về cách họ tương tác với khách hàng, cách triển khai sản phẩm và dịch vụ. Từ đó sẽ tạo ra những tương tác tốt hơn và giá trị thực sự cho khách hàng và doanh nghiệp.
Industry 4.0 Digital Transformation là quá trình mà các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để thay đổi toàn bộ cách thức vận hành và quản lý quy trình sản xuất công nghiệp. Mang lại những cải tiến đáng kể về hiệu suất và năng suất và tạo ra cơ hội mới và cung cấp giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Các vai trò của digital transformation là gì?
Việc duy trì và nâng cao tính cạnh tranh không chỉ là một thách thức mà còn là một cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần trang bị khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi liên tục của nhu cầu thị trường. Vai trò của digital transformation trong:
Tối ưu hoá toàn bộ các quy trình vận hành và sản xuất:
Các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành thông qua việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như IoT, trí tuệ nhân tạo, big data và tự động hóa. Cải thiện hiệu suất, giảm thiểu lãng phí và tăng cường linh hoạt trong mọi quy trình vận hành.
Số hoá sản phẩm
Việc số hoá sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tận dụng công nghệ để cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Bằng cách tích hợp các công nghệ mới như thiết bị kết nối thông minh hoặc kích hoạt bằng giọng nói,… Các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thông minh, tiện ích hơn và đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng.
Không chỉ giúp các công ty duy trì vị thế tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng linh hoạt và nhanh nhẹn. Điều này giúp các tổ chức có thể liên tục đổi mới và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng và nhu cầu ngày càng phức tạp của người tiêu dùng.
Tạo ra trải nghiệm cho khách hàng hoàn thiện và tốt hơn:
Ngày nay người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn mua hàng. Vì thế ngoài cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo doanh nghiệp còn cung cấp các tương tác và trải nghiệm. Làm hài lòng khách hàng và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Đó có thể là ứng dụng dễ sử dụng, giao dịch liền mạch, dịch vụ khách hàng tốt hay giao hàng nhanh.
Tạo ra trải nghiệm cho nhân viên tốt hơn:
Tạo ra trải nghiệm cho nhân viên không chỉ đơn thuần là việc cung cấp cho họ các ứng dụng và thiết bị mới nhất. Đó là việc tạo ra một môi trường làm việc đơn giản, hiện đại và đầy đủ hơn cho những người làm việc, đây được coi là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đầu tư vào trải nghiệm của nhân viên không chỉ tăng cường năng suất lao động mà còn tạo ra một sự gắn kết mạnh mẽ, điều này dẫn đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Chuyển đổi số không chỉ các công cụ mà mọi người cần, mà còn cho phép nhân viên truy cập tức thì ở mọi nơi. Từ việc cung cấp các ứng dụng di động để quản lý công việc từ xa đến việc tạo ra một môi trường làm việc kỹ thuật số linh hoạt và tiện ích. Chuyển đổi số tạo ra một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo và hiệu quả cho nhân viên.
Tham khảo: Số hóa hệ thống điều khiển phân tán nhà máy điện thông minh
Các xu hướng chuyển đổi số hot nhất hiện nay
Blockchain: không chỉ được sử dụng cho tiền điện tử mà còn được áp dụng trong các lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng, chứng thực thông tin, và bảo mật dữ liệu.
Cloud Computing (điện toán đám mây): đang trở thành nền tảng phổ biến cho lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu, và triển khai ứng dụng,…Nhằm tăng cường linh hoạt và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML)
AI và ML là những công nghệ được thảo luận nhiều nhất trong mọi chủ đề chuyển đổi số. Các doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để thiết kế và thực hiện quá trình chuyển đổi số. Nhằm mục đích đạt được lợi thế cạnh tranh với khách hàng hiện nay và trong tương lai. Những công nghệ này đã giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược chuyển đổi dữ liệu hoàn chỉnh dựa trên thông tin thị trường theo thời gian thực. Thay cho các phương pháp tiếp cận từng phần của các hệ thống rời rạc.
Cộng tác ảo
Chuyển đổi số giúp tăng năng suất, các nhóm làm việc hiệu quả và làm hài lòng khách hàng hơn. Cộng tác ảo hỗ trợ các thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin và ý tưởng mặc dù cách xa nhau về mặt địa lý. Ví dụ về công cụ cộng tác ảo và nền tảng giao tiếp là công cụ gửi email, công cụ hội nghị truyền hình, công cụ lập kế hoạch nội dung, công cụ sms nhanh và công cụ quản lý dự án linh hoạt.
Các loại máy móc thay thế sức lao động thủ công
Với sự xuất hiện của các trí tuệ nhân tạo và robot, phần mềm quản lý,…đã làm thay đổi lớn trong việc vận hành, hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ việc quản lý các quy trình, hỗ trợ kinh doanh đến marketing, máy móc thông minh đã dần thay thế lao động thủ công. Hơn nữa, những ngành nghề, môi trường làm việc nguy hiểm, việc sử dụng máy móc thay thế cho con người sẽ đảm bảo an toàn lao động. Ví dụ: Hệ thống quản lý điện năng không chỉ giúp giám sát và quản lý hiệu suất năng lượng trong các môi trường làm việc nguy hiểm mà còn hỗ trợ việc giám sát và quản lý từ xa các thiết bị.
Lời kết
Ngày nay, việc chuyển đổi số chính là chìa khóa để doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh. Thay vì tập trung chỉ vào việc sản xuất và cung cấp sản phẩm. Thì chuyển đổi số đặt khách hàng vào trung tâm và tập trung vào việc tạo ra giá trị thực sự. Việc triển khai chuyển đổi số không hề đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên, nếu như vận hành mọi công đoạn trên nền tảng internet sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số không chỉ là một quy trình kỹ thuật mà còn là một quá trình tái định hình cách thức doanh nghiệp tương tác với khách hàng và hoạt động trên thị trường. Đây là cách doanh nghiệp đảm bảo tính bền vững và cạnh tranh trong thời đại số ngày nay, khi mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng và không ngừng. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu được Industry 4.0 digital transformation là gì? Cũng như vai trò của Industry 4.0 digital transformation đối với các doanh nghiệp vận hành. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với ATPro Corp qua số hotline để được hỗ trợ nhanh chóng.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th4
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th4
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th4
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th4
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th4
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th4