Trong thời đại công nghiệp 4.0, IoT (Internet of Things) hay Internet vạn vật đã trở thành xu hướng công nghệ quan trọng & có tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp. Từ nâng cao hiệu suất làm việc đến tối ưu chi phí vận hành, IoT đang mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp hiện đại. Trong nội dung bài viết hôm nay, ATPro sẽ giúp bạn hiểu rõ lợi ích của IoT trong doanh nghiệp và ứng dụng thực tiễn trong các ngành công nghiệp khác nhau. Theo dõi ngay!
IoT là gì?
IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối Internet, mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Đây là hệ thống các thiết bị vật lý được kết nối với Internet & có khả năng thu thập, chia sẻ dữ liệu với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Các thiết bị này có thể là cảm biến, thiết bị điện tử, máy móc, xe cộ hoặc bất kỳ vật thể nào có tích hợp công nghệ kết nối.
Ví dụ: Một chiếc máy lạnh có thể tự điều chỉnh nhiệt độ dựa trên thông tin cảm biến từ môi trường xung quanh hoặc được điều khiển từ xa qua smartphone.
Lợi ích của IoT trong doanh nghiệp và ứng dụng thực tiễn
Lợi ích nổi bật của IoT trong doanh nghiệp
Có thể nói, việc tích hợp IoT vào hoạt động kinh doanh không chỉ giúp tăng hiệu quả hoạt động, mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của IoT (Internet of Things) trong doanh nghiệp:
Tối ưu hóa quy trình vận hành
IoT giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất & thiết bị kỹ thuật. Qua đó, người quản lý có thể giám sát hoạt động liên tục & phát hiện sự cố kịp thời để xử lý.
Tiết kiệm chi phí
Một trong những lợi ích nổi bật nhất của IoT trong doanh nghiệp chính là khả năng tiết kiệm chi phí. Thông qua dữ liệu được thu thập, doanh nghiệp có thể xác định đâu là khu vực hoạt động chưa hiệu quả, từ đó tối ưu hóa nguồn lực & hạn chế tình trạng lãng phí.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
IoT (Internet of Things) giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn hành vi & nhu cầu của khách hàng thông qua việc phân tích dữ liệu sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa trải nghiệm, đồng thời đề xuất sản phẩm phù hợp hơn.
Hỗ trợ ra quyết định chính xác
Dữ liệu thu thập từ các thiết bị IoT giúp người quản lý có cái nhìn chính xác & chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên số liệu thực tế, thay vì cảm tính.
Ứng dụng thực tiễn của IoT trong các ngành công nghiệp
Ngày nay, IoT đã & đang được triển khai rộng rãi trong nhiều ngành & lĩnh vực như:
Ngành sản xuất
– Tự động hóa quy trình sản xuất: các cảm biến IoT giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm theo từng giai đoạn, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chuẩn
– Bảo trì dự đoán: hỗ trợ phân tích dữ liệu từ máy móc để dự đoán hỏng hóc & lên kế hoạch bảo trì chi tiết
– Quản lý hàng tồn kho thông minh: xác định số lượng hàng tồn kho theo thời gian thực, qua đó có kế hoạch đặt hàng kịp thời, tránh lãng phí
Ngành vận tải & Logistics
– Giám sát phương tiện vận tải: theo dõi vị trí xe, điều chỉnh tuyến đường tối ưu
– Theo dõi điều kiện hàng hóa: các cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm trong container giúp bảo quản hàng hóa đúng tiêu chuẩn
– Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: nhờ dữ liệu được thu thập theo thời gian thực, các nhà quản lý có thể điều phối hàng hóa linh hoạt & hiệu quả hơn
Ngành bán lẻ
– Hệ thống thanh toán thông minh: sử dụng cảm biến & trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện sản phẩm cũng như tính tiền tự động
– Phân tích hành vi khách hàng: theo dõi lộ trình khách hàng trong cửa hàng để tối ưu việc bố trí sản phẩm
– Tự động quản lý hàng hóa: kiểm tra & cập nhật số lượng hàng hóa còn lại trên kệ
Ngành nông nghiệp
– Canh tác thông minh: cảm biến IoT đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… giúp tự động điều chỉnh việc tưới tiêu, bón phân cho cây trồng
– Giám sát sức khỏe vật nuôi: gắn chip IoT lên vật nuôi để theo dõi trạng thái sức khỏe, vị trí di chuyển
>>> Xem thêm: IoT (Internet of Things) Là Gì Và Hoạt Động Như Thế Nào?
Qua những nội dung vừa được chia sẻ trong bài viết, có thể thấy lợi ích của IoT trong doanh nghiệp và ứng dụng thực tiễn có vai trò vô cùng quan trọng. IoT không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, mà còn góp phần tạo ra bước tiến mới trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai thành công, doanh nghiệp cần có chiến lực rõ ràng, đảm bảo hạ tầng & bảo mật thông tin tốt.
Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn chi tiết, đừng ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Ứng Dụng IoT Để Giảm Chi Phí Năng Lượng Cho Nhà Cao Tầng
Khi chi phí năng lượng ngày càng leo thang, việc tối ưu hóa vận hành [...]
Th4
Tổng Hợp Các Lợi Ích Của Việc Ứng Dụng IoT Cho Ngành Dược Phẩm
Trong thời đại công nghệ số phát triển, IoT (Internet of Things) trở thành xu [...]
Th4
Ứng Dụng Của IOT Trong Sản Xuất Ngành Điện, Công, Nông Nghiệp, Thuỷ Sản Hiện Đại
Từ ngành điện với hệ thống giám sát lưới điện thông minh, đến công nghiệp [...]
Th4
IoT trong Smarthome Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của IoT Trong Smarthome
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ, IoT (Internet of Things) đã [...]
Th4
Ứng Dụng IoT Trong Xây Dựng Quản Lý Công Trình Hiện Đại
Công nghệ Internet of Things (IoT) đã mở ra tiềm năng to lớn trong việc [...]
Th4
Ứng Dụng Của IoT Trong Hệ Thống Quản Lý Nước
Ngày nay, nguồn tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và yêu cầu quản lý [...]
Th4