Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là gì?

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng. Procurement gắn liền với hoạt động thu mua, tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn đối tác cung ứng & kiểm soát chất lượng hàng hóa. Vậy chính xác Procurement là gì? Procurement có gì khác so với Purchasing. Hãy cùng ATPro tìm hiểu & giải đáp các câu hỏi trên qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Procurement là gì?

Trong từ điển Anh – Việt: Procurement có nghĩa là sự thu mua. Procurement bao gồm quá trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng & duy trì hoạt động mua hàng. Các đối tượng của hoạt động Procurement ở đây có thể là: 

  • Nguyên vật liệu/dịch vụ cần cho quá trình sản xuất thành phẩm 
  • Trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất 
  • Hàng hóa/dịch vụ cần thiết để duy trì hoạt động của công ty

Ngày nay, thu mua không chỉ đơn thuần là mua hàng, mà nó còn là bước đầu trong chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Là cơ sở nền tảng cho các hoạt động tiếp theo, do vậy hoạt động thu mua cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với các mục tiêu & quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế tối đa sự biến động về giá thành của sản phẩm trong sản xuất. 

Procurement bao gồm quá trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng & duy trì hoạt động mua hàng
Procurement bao gồm quá trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng & duy trì hoạt động mua hàng

Trong các doanh nghiệp, hoạt động thu mua được thực hiện bởi 1 bộ phận chuyên trách. Người đứng đầu là Procurement Manager, hỗ trợ cho người đứng đầu bộ phận là các nhân viên Procurement (Procurement Specialist, Procurement Supervisor, Assistant Procurement Manager,…) & nhân viên hành chính.

Quy trình Procurement bao gồm những hoạt động nào?

Hiện nay, quy trình Procurement được thực hiện tuần tự với các hoạt động như sau:

  • Planning – Lập kế hoạch mua hàng 
  • Sourcing – Lọc & tìm kiếm nguồn hàng phục vụ nhu cầu 
  • Selection – Lên list & lựa chọn đối tác cung ứng 
  • Negotiation – Đàm phán & thỏa thuận các điều kiện hợp tác
  • Contract and Transaction – Xác nhận hợp đồng hợp tác 
  • Supplier Performance Management – Theo dõi & kiểm soát chất lượng cung ứng của các đối tác
  • Supplier Sustainability Issues – Duy trì hoạt động ổn định của chuỗi cung ứng
Lên list & lựa chọn đối tác cung ứng
Lên list & lựa chọn đối tác cung ứng

Sự khác nhau giữa Procurement và Purchasing có thể bạn chưa biết

Khi nói đến hoạt động thu mua, 2 thuật ngữ thường được sử dụng để thay thế cho nhau là Procurement & Purchasing. Vậy Procurement & Purchasing khác nhau hay có cùng 1 ý nghĩa?  

Purchasing bản chất chỉ là 1 hoạt động con nằm trong phạm vi của Procurement. Hoạt động của Purchasing chỉ gói gọn trong việc mua/đặt hàng, giao dịch & thanh toán. 

Về nguyên tắc: Nếu như Procurement có chức năng chiến lược, thì Purchasing chỉ là 1 chiến thuật với mục đích là mua hàng đạt hiệu quả cao nhất. 

Về quy mô: Procurement có phạm vi hoạt động rộng hơn rất nhiều so với Purchasing, bao gồm các hoạt động trước, trong & sau khi mua hàng. Purchasing chỉ được xem là tập hợp con của Procurement. Nói 1 cách dễ hiểu, Purchasing chỉ có chức năng giao dịch của Procurement.

Tóm lại:

  • Procurement: là quy trình toàn diện bao gồm tất cả các bước từ xác định nhu cầu đến quản lý hợp đồng & duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp 
  • Purchasing: là 1 phần của quy trình Procurement, tập trung vào việc thực hiện đơn đặt hàng cụ thể & các giao dịch mua bán 
Sự khác nhau giữa Procurement và Purchasing
Sự khác nhau giữa Procurement và Purchasing

Hiểu rõ sự khác nhau giữa Procurement & Purchasing giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn quy trình mua sắm, qua đó tối ưu hóa chi phí & hiệu quả hoạt động. 

Kỹ năng cần có của một Procurement 

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu về kiến thức & kỹ năng chuyên môn đối với 1 nhân viên Procurement sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, để trở thành 1 Procurement bạn cần có những kỹ năng sau:

Khả năng tư duy chiến lược

Đối với vị trí nhân viên thu mua, khả năng tư duy chiến lược tốt là điều vô cùng quan trọng. Bởi Procurement cần đảm bảo việc thu mua hàng hóa phải tối ưu chi phí, giảm lãng phí & gia tăng lợi nhuận.

Kỹ năng đàm phán

Procurement vừa là người mua hàng, vừa là người cung ứng hàng hóa. Trong vai trò là người mua hàng, bạn phải đàm phán với nhà cung cấp để nhận được mức giá tốt nhất. Ngược lại, trong vai trò của người cung ứng, bạn phải thuyết phục khách hàng lựa chọn & sử dụng sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. 

Kỹ năng đàm phán rất cần thiết với 1 Procurement
Kỹ năng đàm phán rất cần thiết với 1 Procurement

Kỹ năng giải quyết xung đột

Trong quá trình đàm phán với khách hàng, theo dõi đơn hàng & kiểm tra chất lượng hàng hóa không thể tránh khỏi những xung đột. Chính vì thế, các Procurement cần phải biết cách giải quyết các xung đột. Điều này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, mà còn đảm bảo quy trình thu mua diễn ra 1 cách thuận lợi nhất.

>>> Xem thêm: Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Hy vọng bài viết trên của ATPro đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Procurement là gì, sự khác nhau giữa 2 khái niệm “thu mua” phổ biến hiện nay – Procurement & Purchasing. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần giải đáp các câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi qua số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ sớm nhất. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật kiến thức hay mỗi ngày tại địa chỉ trang web atpro.com.vn nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]

Những đợt sale lớn nhất năm trên Lazada, Tiki, Shopee

Những đợt sale lớn nhất năm là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp tăng [...]