Trong các ứng dụng đo lường nhiệt độ, cảm biến RTD & Thermocouple là 2 thiết bị phổ biến nhất. Mỗi loại cảm biến sẽ có cấu tạo, nguyên lý hoạt động & các ứng dụng khác nhau. Việc lựa chọn loại cảm biến nào còn tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng. Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng ATPro tìm hiểu & so sánh cảm biến nhiệt độ RTD và Thermocouple để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhé!
Thông tin cơ bản về cảm biến nhiệt độ RTD và Thermocouple
Cảm biến nhiệt độ RTD là gì?
RTD là viết tắt của cụm từ Resistance Temperature Detector, tạm dịch: cảm biến nhiệt điện trở. Cảm biến nhiệt độ RTD hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi điện trở của vật liệu dẫn điện khi thay đổi nhiệt độ. Hầu hết các cảm biến RTD đều sử dụng Platinum (bạch kim), đây là 1 loại vật liệu có độ chính xác & độ ổn định cao trong quá trình đo nhiệt độ.
Nguyên lý hoạt động: Khi nhiệt độ tăng, điện trở của Platinum cũng tăng lên. Điều này được biểu diễn thông qua công thức gần tuyến tính hoặc tuyến tính, tùy thuộc vào phạm vi nhiệt độ. Loại cảm biến RTD phổ biến nhất là Pt100, có giá trị điện trở tương ứng là 100 ohm ở 0°C.
Cấu tạo: Cảm biến nhiệt điện trở RTD thường được chế tạo với 1 dây bạch kim cuốn quanh 1 lõi gốm hoặc thủy tinh, hoặc dưới dạng màng mỏng bạch kim trên 1 nền gốm. Dây bạch kim hoặc màng bạch kim này sẽ có nhiệm vụ tăng điện trở khi nhiệt độ tăng.
Cảm biến nhiệt độ Thermocouple là gì?
Thermocouple được biết đến là 1 loại cảm biến nhiệt dựa trên hiệu ứng điện, khi 2 kim loại khác nhau được gắn với nhau tạo ra 1 điện áp nhiệt khi có sự chênh lệch giữa 2 đầu tiếp xúc.
Nguyên lý hoạt động: Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 đầu kim loại của cảm biến Thermocouple, 1 điện áp nhỏ sẽ được sinh ra & điện áp này sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của nhiệt độ. Điện áp này có thể được đo & sử dụng để xác định nhiệt độ.
Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ Thermocouple thường được chế tạo bằng cách gắn 2 dây kim loại khác nhau với nhau ở 1 đầu (điểm đo), đầu còn lại để nối với 1 thiết bị đo.
Xem nhanh top 6 cảm biến nhiệt độ tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro
So sánh cảm biến nhiệt độ RTD và Thermocouple: Sự khác biệt cơ bản
Phạm vi nhiệt độ
Cảm biến Thermocouple có khả năng hoạt động ở các dải nhiệt độ cao, lên tới 2000°C (đối với Thermocouple loại R & S). Trong khi đó, RTD chỉ hoạt động hiệu quả trong khoảng nhiệt độ từ -200°C đến 850°C. Điều này giúp Thermocouple trở thành lựa chọn tốt hơn trong các ứng dụng yêu cầu đo nhiệt độ rất cao, đặc biệt trong các nhà máy luyện kim hoặc quá trình nhiệt luyện.
Độ chính xác
RTD có độ chính xác cao hơn Thermocouple, đặc biệt ở dải nhiệt độ thấp & trung bình. Chính vì lý do này, RTD được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao, ví dụ như trong phòng thí nghiệm & trong lĩnh vực y tế. Thermocouple thường có sai số lớn hơn & cần hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo độ chính xác.
Độ ổn định
Cảm biến nhiệt độ RTD có độ ổn định lâu dài hơn là nhờ điện trở của bạch kim ít bị thay đổi theo thời gian so với Thermocouple. Ngược lại, Thermocouple có thể bị suy giảm độ nhạy & cần phải hiệu chuẩn lại thường xuyên, đặc biệt trong môi trường có độ ẩm hoặc hóa chất cao.
Tốc độ phản hồi
Thermocouple có tốc độ phản hồi nhanh hơn RTD do cấu trúc của Thermocouple nhẹ & nhỏ gọn hơn. Do vậy, Thermocouple phù hợp với các ứng dụng cần đo nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, cụ thể trong các quy trình công nghiệp yêu cầu theo dõi nhiệt độ liên tục.
Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ RTD và Thermocouple
RTD: Nhờ sở hữu độ chính xác cao & tính ổn định, ngày nay RTD được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng cần kiểm soát nhiệt độ chính xác, ví dụ như phòng thí nghiệm, thiết bị y tế & các quy trình sản xuất trong nhà máy.
Thermocouple: Được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp nặng, yêu cầu chịu nhiệt độ như lò luyện kim, lò nung & các nhà máy nhiệt điện.
Cảm biến nhiệt độ RTD & Thermocouple đều có những ưu, nhược điểm riêng, mỗi loại sẽ phù hợp với từng loại ứng dụng cụ thể. RTD nổi bật với độ chính xác cao, ổn định & phù hợp với các ứng dụng đo nhiệt độ trong phạm vi thấp & trung bình. Trong khi, Thermocouple lại có lợi thế về tốc độ phản hồi & khả năng đo nhiệt độ cao hơn. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa cảm biến nhiệt độ RTD & Thermocouple để có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp.
>>> Xem thêm: Giới Thiệu Các Loại Cảm Biến Nhiệt Độ Phổ Biến Và Ứng Dụng Của Chúng
Nếu cần hỗ trợ tư vấn cụ thể hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan, đừng ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cặp Nhiệt Điện Là Gì? Các Loại Cặp Nhiệt Điện Phổ Biến
Cặp nhiệt điện là lựa chọn lý tưởng trong các ứng dụng từ lò hơi, [...]
Th10
Cảm Biến Mực Nước Lò Hơi – Nồi Hơi Công Nghiệp
Việc duy trì mực nước trong các hệ thống nồi hơi công nghiệp ở mức [...]
Th10
Các Loại Cảm Biến Đo Mức, Báo Mức Chất Lỏng Tại ATPro
ATPro Corp là thương hiệu uy tín chuyên cung cấp thiết bị đo lường và [...]
Th10
Cảm Biến Nhiệt Độ PT100, PT1000 (2,3,4 Dây) Công Nghiệp
Trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp hiện đại, việc kiểm soát và [...]
Th10
Các Loại Cảm Biến Đo Mức Nước, Mực Nước, Hóa Chất, Axit Công Nghiệp
Trong các ngành công nghiệp hiện đại như xử lý nước, sản xuất hóa chất, [...]
Th10
Cảm Biến IoT Là Gì? Các Loại Cảm Biến Và Ứng Dụng
Internet of Things (IoT) đã và đang làm thay đổi cách con người sống, làm [...]
Th10