So Sánh Cảm Biến Quang Và Cảm Biến Tiệm Cận: Ưu – Nhược Điểm, Ứng Dụng

So sánh cảm biến quang và cảm biến tiệm cận

Trong tự động hóa công nghiệp, cảm biến là thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng, cho phép hệ thống máy móc có thể nhận biết & phản hồi với môi trường xung quanh. Trong số các loại cảm biến được sử dụng phổ biến hiện nay, cảm biến quang & cảm biến tiệm cận nổi bật bởi tính ứng dụng cao trong việc phát hiện vật thể. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại, trong nội dung bài viết hôm nay, ATPro sẽ so sánh cảm biến quang và cảm biến tiệm cận: ưu – nhược điểm & các ứng dụng nổi bật của sản phẩm. Theo dõi ngay!

Tổng quan về cảm biến quang & cảm biến tiệm cận 

Cảm biến quang 

Cảm biến quang được biết đến là loại cảm biến sử dụng ánh sáng (tia hồng ngoại hoặc ánh sáng laser) để phát hiện vật thể. Khi có vật thể đi qua, chùm ánh sáng từ cảm biến quang sẽ bị gián đoạn, từ đó thiết bị nhận biết sự xuất hiện của vật thể & đưa ra phản hồi ngay sau đó. 

Cảm biến quang gồm có 3 thành phần chính:

– Nguồn phát ánh sáng: tạo ra tia sáng (tia hồng ngoại hoặc laser) để chiếu về phía vật thể cần phát hiện 

– Bộ thu ánh sáng: nhận ánh sáng phản xạ từ vật thể

– Mạch xử lý: phân tích tín hiệu nhận được & đưa ra thông tin phát hiện 

Cảm biến quang sử dụng ánh sáng để phát hiện vật thể
Cảm biến quang sử dụng ánh sáng để phát hiện vật thể

Cảm biến tiệm cận 

Cảm biến tiệm cận là loại cảm biến không tiếp xúc trực tiếp với vật thể, hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ/điện dung. Khi 1 vật thể tiến gần đến cảm biến trong khoảng cách nhất định, sự thay đổi của từ trường hoặc điện trường sẽ kích hoạt cảm biến. 

Hiện nay, có 2 loại cảm biến tiệm cận phổ biến, đó là:

– Cảm biến tiệm cận cảm ứng: dùng để phát hiện vật thể kim loại dựa vào sự thay đổi của từ trường

– Cảm biến tiệm cận điện dung: phát hiện vật thể dẫn điện hoặc không dẫn điện dựa vào sự thay đổi của điện trường 

Cảm biến tiệm cận có thể phát hiện vật thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp
Cảm biến tiệm cận có thể phát hiện vật thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp

So sánh cảm biến quang và cảm biến tiệm cận: Ưu – nhược điểm, Ứng dụng nổi bật 

Tiêu chí so sánh Cảm biến quang Cảm biến tiệm cận
Ưu điểm – Phát hiện từ xa: có thể phát hiện vật thể ở khoảng cách lớn, từ vài centimét (cm) đến vài mét (m)

– Nhận diện vật thể đa dạng: có thể phát hiện các vật thể không dẫn điện & có hình dạng, kích thước đa dạng 

– Độ chính xác cao: khả năng phát hiện chính xác & phản hồi nhanh, phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao

– Chịu được môi trường khắc nghiệt: không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hay các yếu tố ngoại vi như bụi bẩn 

– Tốc độ phát hiện nhanh: tốc độ phản hồi nhanh chóng khi vật thể tiến gần, phù hợp với các ứng dụng cần phát hiện liên tục 

– Độ bền cao: không cần tiếp xúc trực tiếp với vật thể, giảm thiểu hao mòn & tăng độ bền cho thiết bị 

Nhược điểm – Dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường: cảm biến nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài, do vậy có thể gây nhiễu nếu không được che chắn tốt 

– Ảnh hưởng bởi bụi bẩn: bụi bẩn, ẩm mốc có thể làm gián đoạn chùm tia, gây sai lệch trong phát hiện vật thể

– Chi phí cao: so với cảm biến tiệm cận, cảm biến quang có chi phí sản xuất & lắp đặt cao hơn 

– Phạm vi phát hiện ngắn: chỉ hoạt động hiệu quả trong khoảng cách ngắn (vài centimét)

– Hạn chế loại vật liệu phát hiện: chỉ phát hiện được các vật thể kim loại 

Ứng dụng  – Dây chuyền sản xuất tự động: dùng để phát hiện, đếm & phân loại sản phẩm khi di chuyển trên băng chuyền 

– Hệ thống kiểm tra & bảo mật: có thể được dùng trong cửa an ninh, phát cảnh báo khi có người hoặc vật di chuyển qua

– Robot công nghiệp: hỗ trợ nhận diện vật thể & điều khiển chuyển động của robot

– Lắp đặt trong máy CNC: dùng để phát hiện vị trí của vật thể khi chúng tiếp cận 1 vị trí cụ thể 

– Hệ thống đóng gói: phát hiện & xác định vị trí của các vật thể nhỏ trong dây chuyền sản xuất 

– Thiết bị điện tử tiêu dùng: thường được tích hợp vào điện thoại & các thiết bị thông minh để phát hiện người dùng hoặc nhận diện cử chỉ 

Vậy nên chọn sử dụng cảm biến quang hay cảm biến tiệm cận? 

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng để lựa chọn cảm biến phù hợp:

– Nếu cần phát hiện từ xa & có độ chính xác cao: cảm biến quang là lựa chọn tốt nhất 

– Nếu môi trường làm việc khắc nghiệt, có nhiều bụi bẩn hoặc yêu cầu phát hiện liên tục: cảm biến tiệm cận là lựa chọn phù hợp nhất 

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng để lựa chọn cảm biến phù hợp
Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng để lựa chọn cảm biến phù hợp

Tóm lại, cảm biến quang & cảm biến tiệm cận đều có những ưu – nhược điểm riêng, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Hy vọng qua những so sánh của ATPro trong bài viết, bạn sẽ có quyết định lựa chọn chính xác & phù hợp.

>>> Xem thêm: Cảm Biến Quang Là Gì? Các Loại Cảm Biến Quang Phổ Biến Và Cách Lựa Chọn

Nếu cần hỗ trợ tư vấn loại cảm biến phù hợp & giải đáp các thắc mắc liên quan, đừng ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao

Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]

Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Quang Để Đạt Độ Chính Xác Cao Có Thể Bạn Chưa Biết

Cảm biến quang là thiết bị có vai trò quan trọng trong các ngành công [...]

Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm

Trong công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dây chuyền [...]

Tổng Hợp Các Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Tự Động Hóa

Trong thời đại công nghiệp 4.0, hệ thống tự động hóa trở thành xu hướng [...]

Cảm Biến Quang Là Gì? Các Loại Cảm Biến Quang Phổ Biến Và Cách Lựa Chọn

Với khả năng phát hiện, đo lường khoảng cách/vị trí của vật thể thông qua [...]

Hướng Dẫn Lựa Chọn Cảm Biến Độ Ẩm Phù Hợp Với Nhu Cầu Sử Dụng

Ngày nay, cảm biến độ ẩm có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực [...]