Các loại cảm biến quang phổ biến, ứng dụng và cấu tạo cảm biến quang

Các loại cảm biến quang thông dụng và ứng dụng thực tế

Là một trong các loại cảm biến được nhắc đến nhiều nhất, Cảm biến quang chính là một trong các loại cảm biến công nghiệp được nhắc đến nhiều nhất Bởi những ứng dụng thiết thực của chúng trong các hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày. Vậy, hãy cùng ATPro tìm hiểu các loại cảm biến quang. Và ứng dụng của cảm biến quang trong ngành công nghiệp như thế nào?

Cấu tạo cảm biến quang là gì

Cảm biến quang là tập hợp các linh kiện quang điện. Khi tiếp xúc với ánh sáng thiết bị sẽ thay đổi trạng thái. Cảm biến sử dụng ánh sáng phát ra từ bộ phận phát để phát hiện sự hiện diện của vật thể. Khi bộ phận thu có sự thay đổi thì mạch điều khiển của cảm biến sẽ cho ra tín hiệu ở ngõ OUT. Loại cảm biến quang là thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp tự động hóa.

Một bộ cảm biến quang sẽ bao gồm:

Các loại cảm biến quang thông dụng và ứng dụng thực tế

 

 

Bộ phát sáng: các loại cảm biến quang thường sử dụng LED bán dẫn, ánh sáng phát ra theo dạng hình xung. Dạng này sẽ giúp cảm biến phân biệt ánh sáng của cảm biến và ánh sáng của các nguồn khác nhau như mặt trời, đèn điện,…Bộ phát ánh sáng phổ biến có đèn led đỏ, hồng ngoại, lazer,…

Bộ thu sáng: bộ phận này của cảm biến quang sẽ cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu. Một số cảm biến quang thiết kế bộ phận thu sáng là mạch tích hợp ASIC. Bộ phận này sẽ giúp nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phận phát sáng hay ánh sáng phản xạ từ các vật bị phát hiện.

Board mạch xử lý tín hiệu đầu ra: có chức năng nhận tín hiệu ra của cảm biến.

Các loại cảm biến quang thông dụng 

Hiện nay trên thị có nhiều loại cảm biến quang khác nhau. Sau đây ATPro Corp sẽ chia sẻ các loại cảm biến quang thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.

Xem thêm Cảm biến quang thu phát chung là gì? mua ở đâu giá rẻ

Bộ cảm biến quang thu phát 

Bộ cảm biến quang thu phát là cảm biến ánh sáng không phản xạ. Để thiết bị hoạt động tốt nên bố trí 1 bộ phận phát sáng và 1 bộ phận thu sáng đặt đối diện nhau.

Bộ cảm biến quang thu phát 

Ưu điểm: không nhiễu trong các môi trường có tính phản xạ cao hay bề mặt hấp thụ ánh sáng. Phù hợp cho các vật thể nhiều màu sắc. Vật thể phát hiện ở khoảng cách tối đa 60m.

Nguyên lý hoạt động:

Cảm biến hoạt động có hai trạng thái, đó là:

  • Trạng thái không có vật cản: 2 bộ phận phát sáng và thu sáng diễn ra liên tục với nhau.
  • Trạng thái khi có vật cản: bộ phận phát sáng thì vẫn phát ra ánh sáng nhưng do có vật cản ở giữa nên không thể tới bộ phận thu ánh sáng.

Bộ cảm biến quang phản xạ gương 

Loại cảm biến này có bộ phận phát sáng và thu sáng cùng nằm trong một thiết bị. Có đi kèm 1 gương phản xạ. Chẳng hạn, mẫu Cảm biến quang Autonics (mã BEN5M-MFR)

Bộ cảm biến quang phản xạ gương 

Ưu điểm: Thuận tiện trong việc lắp đặt, tiết kiệm dây dẫn. Phù hợp với các vật thể trong suốt, mờ. Khoảng cách phát hiện 15m.

Nguyên lý hoạt động:

Bộ phận phát ánh sáng sẽ phát tia sáng tới gương và hoạt động theo 2 trạng thái:

  • Trạng thái không có vật cản: Gương sẽ phản xạ ánh sáng lại bộ phận thu ánh sáng
  • Trạng thái có vật cản: Vật cản đi qua thay đổi tần số ánh sáng phản xạ hoặc che khuất luôn ánh sáng thu. Lúc này, cảm biến xuất tín hiệu ra bán dẫn (PNP, NPN).

Bộ cảm biến quang phản xạ khuếch tán 

Loại cảm biến này có máy phát và máy thu cùng nằm trong một vỏ. Ánh sáng truyền qua bị phản xạ bởi vật thể được phát hiện. Được ứng dụng  đếm sản phẩm/phân loại sản phẩm dây chuyền sản xuất.

Ưu điểm: Cường độ ánh sáng khuếch tán tại bộ thu đóng vai trò là điều kiện chuyển mạch. Bất kể cài đặt ở độ nhạy nào thì phần phía sau luôn phản ánh tốt hơn phần phía trước.

Nguyên lý hoạt động:

Bộ phận phát sẽ phát ra ánh sáng một cách liên tục và hoạt động theo 2 trạng thái:

  • Trạng thái không có vật cản: Ánh sáng không phản xạ hoặc bề mặt vật cản không phản xạ ánh sáng về vị trí thu.
  • Trạng thái có vật cản: Ánh sáng phản xạ sẽ đi ngược về vị trí thu sáng.

>Xem thêm: Cảm biến đo mức siêu âm và những lưu ý khi sử dụng.

Ứng dụng của các loại cảm biến quang

Trong thời đại công nghệ 4.0, các hệ thống tự động hoá được triển khai rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, dây chuyền sản xuất,… Các cảm biến quang được ứng dụng để phát huy tối đa chức năng, công dụng trong các hệ thống. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vận hành. Giúp nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm với chi phí tối ưu nhất. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường được cải thiện hơn.

Thực tế, cảm biến quang có thể được sử dụng trong vô số các ứng dụng khác tùy thuộc vào mỗi nhu cầu. Sau đây là một số ứng dụng thực tế phổ biến của cảm biến quang.

  • Đếm các sản phẩm tự động trên băng chuyền sản xuất (chẳng hạn hệ thống đếm bao xi măng)
  • Kiểm tra màu sắc và phản xạ của sản phẩm, phát hiện vật thể trong quá trình sản xuất;
  • Kiểm tra sản phẩm thực phẩm phát hiện đóng thiếu nhãn.
  • Phát hiện xe ô tô trong bãi giữ xe;
  • Sử dụng trong các hệ thống an toàn và hỗ trợ lái. Như hệ thống nhận diện biển báo giao thông, hệ thống phát hiện vật cản, hệ thống chống mờ kính, hoặc hệ thống chiếu sáng tự động.
  • Phát hiện người hoặc vật thể di chuyển qua cửa. Thường được lắp cảnh báo chống trộm.
HỆ THỐNG ĐẾM BAO XI MĂNG
Đếm số lượng bao xi măng trên băng chuyền sản xuất
Các loại cảm biến quang thông dụng và ứng dụng thực tế
Ứng dụng cảm biến quang điện thu phát độc lập
Các loại cảm biến quang thông dụng và ứng dụng thực tế
Ứng dụng cảm biến quang phản xạ gương
Các loại cảm biến quang thông dụng và ứng dụng thực tế
Ứng dụng cảm biến quang phản xạ khuếch tán

Những lưu ý khi chọn mua cảm biến quang?

Khi lựa chọn mua cảm biến quang nói riêng và các loại cảm biến công nghiệp nói chung. Ngoài cần xác định mục đích sử dụng cảm cảm là gì? Cảm biến đo vật thể như thế nào? Thì việc tìm hiểu các thông số kỹ thuật để lựa chọn cảm biến phù hợp rất cần thiết. Sau đây là một số các thông số cần lưu ý khi lựa chọn mua cảm biến quang:

  • Xem xét nguồn cấp: 12-24VDC, 24-240VAC ±10% 50/60Hz, 24-240VDC ±10%;
  • Khoảng cách phát hiện vật thể bao xa;
  • Độ trễ: lớn nhất 20% khoảng cách cài định mức
  • Vật phát hiện chuẩn: Vật mờ đục: Ø15 mm (Thu – phát), Vật mờ đục: Ø60 mm (Phản xạ gương), Vật mờ đục, trong mờ (Phản xạ khuếch tán).
  • Các chế độ hoạt động;
  • Ngõ ra: tiêu chí ngõ ra tiếp điểm relay 30VDC 3A, 250VAC 3A tải thuần trở, cấu tạo tiếp điểm: 1c

Top các loại cảm biến quang bán chạy tại ATPro

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về các loại cảm biến quang.

Mọi thắc mắc về các loại cảm biến quang vui lòng liên hệ với ATPro Corp qua số hotline để được tư vấn chi tiết.

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao

Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]

Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Quang Để Đạt Độ Chính Xác Cao Có Thể Bạn Chưa Biết

Cảm biến quang là thiết bị có vai trò quan trọng trong các ngành công [...]

Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm

Trong công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dây chuyền [...]

Tổng Hợp Các Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Tự Động Hóa

Trong thời đại công nghiệp 4.0, hệ thống tự động hóa trở thành xu hướng [...]

So Sánh Cảm Biến Quang Và Cảm Biến Tiệm Cận: Ưu – Nhược Điểm, Ứng Dụng

Trong tự động hóa công nghiệp, cảm biến là thiết bị có vai trò vô [...]

Cảm Biến Quang Là Gì? Các Loại Cảm Biến Quang Phổ Biến Và Cách Lựa Chọn

Với khả năng phát hiện, đo lường khoảng cách/vị trí của vật thể thông qua [...]

Để lại một bình luận