Ngành nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành mũi nhọn của kinh tế nước nhà. Để phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản, cũng như phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản thì công tác quan trắc đóng vai trò quan trọng. Vậy các thông số quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản gồm những thông số nào?
Tầm quan trọng của công tác quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản đã có các bước phát triển mạnh mẽ và thu được những thành tựu to lớn. Góp phần vào việc giảm nghèo, tạo thu nhập, việc làm cho một bộ phận lao động, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng, nuôi trồng thuỷ sản cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tồn tại về môi trường và dịch bệnh. Hiện nay môi trường nuôi thủy sản đang gặp tình trạng suy thoái, đang có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát như:
- Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp.
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản không ngừng phát triển đã làm gia tăng vấn đề dịch bệnh thủy sản.
Chính vì thế việc tăng cường quản lý để kiểm soát ô nhiễm môi trường và dịch bệnh đang là vấn đề cấp bách. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay chính là quan trắc môi trường nước nuôi trồng.
Vậy công tác quan trắc môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản có mục đích gì?
- Cung cấp những thông tin kịp thời, dự báo những diễn biến môi trường vùng nuôi, mùa vụ nuôi, kế hoạch phòng tránh dịch bệnh.
- Giúp cho cơ quan quản lý trong việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy hải sản tại địa phương và định hướng phát triển ngành thủy sản trong tương lai.
- Giúp người nuôi chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước trong ao nuôi và phòng ngừa các dịch bệnh có hiệu quả.
- Giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Quan trắc môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản là gì?
Ngày 10-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ban hành Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Trong đó quan trắc môi trường được coi là giải pháp quan trọng và hữu hiệu có thể để phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.
Công tác quan trắc môi trường là công tác thu thập mẫu, số liệu, phân tích, xử lý và tổng hợp dữ liệu. Từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về chất lượng của môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản.
Trước khi tiến hành công tác quan trắc, cán bộ nhận nhiệm vụ phải lập đề cương chi tiết, kế hoạch chi tiết, bao gồm:
- Xác định nhu cầu và mục tiêu quan trắc;
- Xác định vùng, điểm và đối tượng quan trắc;
- Xác định các thông số, tần suất, thời điểm và phương pháp quan trắc;
- Xác định những tổ chức, cá nhân phối hợp tham gia thực hiện;
- Xác định nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí, nguồn lực để thực hiện.
Cách lựa chọn vùng mẫu quan trắc nước nuôi trồng thuỷ sản
Điểm quan trắc phải có tính ổn định cao và đại diện cho toàn vùng, xác định được tọa độ và được đánh dấu trên bản đồ. Đối tượng quan trắc là những loại thủy sản nuôi có sản lượng lớn, có giá trị thương phẩm cao và được nuôi tập trung trong vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Xem thêm: Quan trắc môi trường là gì? Tìm hiểu về quan trắc môi trường
Vùng mẫu được xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của từng địa phương. Một số vị trí địa lý thường được lựa chọn để quan trắc là:
- Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp.
- Vùng thường xuyên xảy ra các dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước cao.
- Vùng nuôi có diện tích từ 10ha trở lên đối với nuôi thâm canh hay bán thâm canh.
- Vùng nuôi từ 200ha trở lên với hình thức nuôi khác, từ 1.000 m3 trở lên đối với nuôi lồng và bè.
Sau khi lựa chọn được vị trí quan trắc, cán bộ phải tiến hành khảo sát vị trí địa lý và thống nhất vị trí cuối cùng trong đề cương quan trắc.
Các thông số quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Về vấn đề thông số quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cụ thể như sau:
- Yếu tố khí tượng thủy văn: nhiệt độ không khí và áp suất khí quyển, độ ẩm, gió, sóng, dòng chảy, lượng mưa, nhiệt độ, độ đục, chất rắn lơ lửng (TSS), độ mặn, pH, DO, BOD5, COD, SO42-, H2S.
- Các chất dinh dưỡng như: NO2-, NO3-, NH4+(NH3), PO43-, SiO32-, N tổng số (Nts), P tổng số (Pts).
- Các kim loại nặng và hóa chất độc hại như: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr3+, Cr6+, Ni, Mn và Fe tổng số (Fets).
- Hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhóm Clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm cúc tổng hợp, nhóm neonicotinoid, nhóm avermectin, thuốc trừ cỏ và tổng độ phóng xạ a, b.
- Thực vật phù du tổng số, các loài tảo độc hại.
- Vi khuẩn tổng số, Coliforms, Vibrio spp., Aeromonas spp. và các tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản nuôi (trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y về phạm vi, địa điểm lấy mẫu xét nghiệm).
- Các chất hữu cơ gây ô nhiễm như chất hoạt động bề mặt, dầu, mỡ, phenol.
ATPro cung cấp trạm quan trắc môi trường uy tín tại Việt Nam
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “thông số quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản” cùng với các thông tin liên quan khác. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm và dịch vụ của ATPro Corp , độc giả có thể tham khảo tại website atpro.com.vn.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Tại sao phải quan trắc môi trường định kỳ
Quan trắc môi trường định kỳ là một hoạt động quan trọng trong việc bảo [...]
Th8
Quy định về quan trắc môi trường là bao gồm quan trắc những gì?
Quan trắc môi trường là quá trình thu thập, đo đạc và ghi nhận thông [...]
Th8
Tư vấn, xây dựng và triển khai hệ thống quan trắc môi trường tự động
Ngày nay khi nền công nghiệp hóa và công nghệ thông tin phát triển mạnh [...]
Th8
Quan trắc nước thải và tần suất quan trắc nước thải bao nhiêu là hợp lý
Đối với hệ thống quan trắc nước thải được triển khai và thực hiện dựa [...]
Th8
Tìm hiểu các loại hình quan trắc môi trường tự động phổ biến
Hoạt động quan trắc môi trường là giải pháp quan trọng trong bối cảnh đô [...]
Th8
Mục đích quan trắc môi trường đất là gì?
Cùng khám phá mục đích quan trắc môi trường đất, đây là một phần quan [...]
Th8