Lựa chọn cấu hình máy tính công nghiệp IPC phù hợp với mục đích sử dụng, tài chính kinh tế và môi trường làm việc là công việc quan trọng giúp thiết bị hoạt động ổn định, ít xảy ra sự cố hỏng hóc, thế nhưng đó không phải là việc đơn giản. Trong bài viết này, ATPro Corp sẽ hướng dẫn chọn cấu hình máy tính công nghiệp chi tiết nhất cho bạn. Theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân nhé!
Tổng quan về dòng máy tính công nghiệp (IPC)
Máy tính công nghiệp (Industrial Computer) là gì?
Máy tính công nghiệp tên tiếng anh Industrial PC hay Industrial Computer là hệ thống máy tính chuyên dụng, là thiết bị không thể thiếu trong các phân xưởng, nhà máy. Máy tính công nghiệp được thiết kế tối ưu hóa để hoạt động, đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của môi trường công nghiệp: độ bền, độ ổn định, khả năng chịu được nhiệt độ cao, khả năng chống bụi, chống rung động,…
Máy tính công nghiệp IPC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: tự động hóa, hệ thống giám sát, kiểm soát quy trình, y tế,… Thiết bị có vai trò quan trọng trong việc điều khiển, giám sát quy trình sản xuất, thu thập – xử lý dữ liệu, đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
Các loại máy tính công nghiệp IPC trên thị trường
Máy tính công nghiệp IPC có quạt: Là dòng máy tính công nghiệp truyền thống có tích hợp quạt tản nhiệt CPU, cấu hình được setup theo nhu cầu của khách hàng. Loại máy này có cấu hình đa dạng, làm việc trong môi trường có nhiệt độ từ 0 đến 45 độ C
Máy tính công nghiệp IPC không quạt: Thiết kế máy không quạt và tản nhiệt trực tiếp qua vỏ máy. Nhờ thiết kế này máy có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao từ 20 – 70 độ C
Máy tính công nghiệp IPC màn hình cảm ứng: Là sự kết hợp giữa một máy tính công nghiệp truyền thống và một màn hình cảm ứng công nghiệp. Dòng máy này có khả năng mở rộng linh hoạt, người dùng dễ dàng điều chỉnh và thao tác trực tiếp trên màn hình
Máy tính nhúng công nghiệp: Được thiết kế để phục vụ cho một yêu cầu, một chức năng, một ứng dụng nhất định nào đó
Hướng dẫn chọn cấu hình máy tính công nghiệp chi tiết nhất
Để lựa chọn cấu hình máy tính công nghiệp phù hợp với tiêu chí sử dụng và tài chính kinh tế, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng của máy tính công nghiệp
Bạn hãy đặt ra các câu hỏi như: máy tính công nghiệp sẽ được sử dụng cho mục đích gì? (kiểm soát quy trình, giám sát hệ thống hay thu thập dữ liệu,…)
Bước 2: Yêu cầu về hiệu suất
Xác định yêu cầu về khả năng xử lý, bộ nhớ (RAM) của máy,…
Bước 3: Đánh giá khả năng kết nối và mở rộng
Xác định khả năng mở rộng và tương thích của thiết bị, khả năng kết nối (cổng giao tiếp: USB, Ethernet hay RS232, giao thức mạng: TCP/IP), khả năng kết nối với các loại thiết bị ngoại vi và mô đun mở rộng như thế nào?
Bước 4: Xem xét đến kích thước, độ bền của máy
Lựa chọn mẫu máy tính công nghiệp có kích thước, kiểu dáng phù hợp với không gian lắp đặt, môi trường làm việc. Bên cạnh đó, xem xét đến yếu tố môi trường làm việc (nhiệt độ, độ ẩm,…) để chọn loại máy tính có khả năng hoạt động ổn định và ít gặp sự cố hỏng hóc
Bước 5: Lựa chọn hệ điều hành
Hệ điều hành (Windows, Linux) là 2 hệ điều hành phổ biến hiện nay, lựa chọn hệ điều hành tương thích với phần mềm ứng dụng mà bạn đang hoặc có ý định sử dụng
Xem thêm: Màn hình công nghiệp là gì? Những ứng dụng của màn hình công nghiệp trong sản xuất
Lựa chọn cấu hình máy tính nhúng công nghiệp và máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng
– Dòng máy tính nhúng và máy tính màn hình cảm ứng CPU và bộ nhớ đã được tích hợp sẵn nên bạn chỉ cần lựa chọn ổ cứng lưu trữ phù hợp (HDD, SSD hay CF,…)
– Lựa chọn hệ điều hành (HĐH Windows hoặc Linux)
– Lựa chọn nguồn (24V DC hoặc 120V AC)
Lựa chọn cấu hình máy tính công nghiệp dạng Rack Mount và Wall Mount
– Lựa chọn khung Chassis Desktop/Rack Mount và Wall Mount
– Lựa chọn nguồn tương thích với các loại Chassis
– Lựa chọn bo mạch chủ của máy hoặc chọn máy tính đơn bo kết hợp bảng cắm Backplane dựa theo số lượng I/O yêu cầu
– Lựa chọn quạt CPU và bộ vi xử lý cho máy tính IPC
– Chọn bộ nhớ RAM cho máy
– Lựa chọn ổ cứng lưu trữ dữ liệu (chọn ổ cứng thường hoặc ổng cứng SSD)
– Lựa chọn hệ điều hành phù hợp (Windows, Linux)
– Lựa chọn bàn phím (keyboard) và chuột cho máy
Nội dung hướng dẫn chọn cấu hình máy tính công nghiệp vừa được ATPro Corp chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn được một chiếc IPC có cấu hình phù hợp.
Top các dòng máy tính bán chạy tại ATPro
Nếu đang quan tâm đến các dòng máy tính công nghiệp và có nhu cầu tìm mua hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số hotline để nhận được sự hỗ trợ.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
So Sánh Giá Máy Tính Công Nghiệp Advantech IPC-510 Với Máy Tính Eglobal ATPro
Máy tính công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt trong các [...]
Th6
So Sánh Giá Máy Tính Công Nghiệp Advantech IPC-7220 Với Máy Tính Eglobal ATPro
Máy tính công nghiệp được biết đến là thiết bị có vai trò quan trọng [...]
Th6
Máy Tính Công Nghiệp IPC247 Là Máy Tính Gì? Đặc Điểm & Ứng Dụng Nổi Bật
Trong thời đại công nghiệp 4.0, máy tính công nghiệp trở thành một phần không [...]
Th6
Lý Do Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Đầu Tư Vào Máy Tính Công Nghiệp?
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu sử [...]
Th6
Những Xu Hướng Mới Trong Thiết Kế Máy Tính Công Nghiệp
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đang thúc đẩy ngành công [...]
Th6
Hướng Dẫn Bảo Trì Máy Tính Công Nghiệp Chi Tiết Nhất
Mặc dù máy tính công nghiệp được thiết kế để chịu được điều kiện khắc [...]
Th6