Hiện nay, các trạm quan trắc môi trường không khí, nước tự động tại TP.HCM đã được xây dựng và phát triển thành hệ thống, mạng lưới quy mô lớn. Công tác quan trắc môi trường là hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí và nước hiện nay. Vậy hiệu quả của xây dựng mạng lưới quan trắc tại tphcm ra sao, mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây của ATPro Corp nhé.
Hệ thống quan trắc môi trường tự động là gì? Quan trọng như thế nào?
Vì nhiều lý do mà môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, để lại nhiều hậu quả khủng khiếp.
Quan trắc môi trường là công tác đo đạc, theo dõi số liệu, thống kê và xử lý những thông số hoá học, sinh học, vật lý học của các thành phần có trong môi trường.
Hệ thống quan trắc môi trường tự động là một hệ thống gồm có:
- Trung tâm đầu não lưu giữ, xử lý thông tin số liệu.
- Hệ thống các trạm quan trắc tự động.
- Hệ thống cảnh báo tự động.
Ưu điểm vượt trội của xây dựng mạng lưới quan trắc tự động là công việc sẽ được lưu trữ, xử lý và tổng hợp, cũng như gửi cảnh báo một cách tự động, ngay lập tức qua hệ thống website, email, SMS,…
Xem thêm: Quan trắc môi trường là gì? Tìm hiểu về quan trắc môi trường
Xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động là công tác cần thiết, quan trọng và là giải pháp tối ưu nhất trong việc quản lý chất lượng môi trường.
- Trạm quan trắc tự động giúp lưu giữ, xử lý, tổng hợp thông tin về các chỉ số chất lượng môi trường ở nhiều vị trí địa lý khác nhau.
- Cung cấp thông tin chất lượng môi trường của vị trí địa lý trọng điểm, đưa ra thông tin nhanh chóng báo về cấp quản lý Nhà Nước.
- Phân tích số liệu, truy tìm nguyên nhân nhanh chóng làm cơ sở để đề ra các giải pháp tức thời.
- Hệ thống cảnh báo tự động, cảnh báo kịp thời nhanh chóng về các diễn biến bất thường, giảm thiểu nguy cơ và tác động.
- Thu thập dữ liệu làm cơ sở cho hoạt động quản lý chất lượng môi trường trong phạm vi Việt Nam và thế giới.
- Hệ thống vận hành tự động, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực hiệu quả.
Trạm quan trắc môi trường không khí tự động tại TPHCM
Thành phố HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, khí thải, phương tiện giao thông,… khiến môi trường không khí ở đây ô nhiễm chạm mức báo động.
Theo Ông Nguyễn Cảnh Lộc – PGĐ Trung tâm quan trắc Tài nguyên môi trường TPHCM thì phần lớn các trạm quan trắc không khí tại TPHCM đều thủ công, còn tồn tại nhiều nhược điểm.
Đề án xây dựng phát triển mạng lưới quan trắc môi trường không khí tự động tại HCM đang trong giai đoạn tiến hành, dự tính đến năm 2020 sẽ có 18 trạm đưa vào hoạt động chính thức.
Thời điểm hiện tại, tại thành phố HCM có 9 trạm quan trắc không khí gồm:
- Trạm 56 Trương Quốc Dung – Tân Sơn Hoà
- Trạm Thủ Đức
- Trạm 244 Điện Biên Phủ
- Trạm THPT Hồng Bàng – Quận 5
- Trạm UBND Quận 2
- Trạm Công viên Quang Trung
- Trạm Thảo Cầm Viên
- Trạm Bệnh viện Thống Nhất – Tân Bình
- Trạm Phòng GD Bình Chánh – Bình Tân.
Các trạm quan trắc môi trường không khí được xây dựng tự động, tần suất hoạt động liên tục 24/24 giờ, đo đạc và thu thập các chỉ số gồm CO, SO2, O3, PM10, NOx.
Có thể bạn quan tâm:
- Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp
- Thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí
Trạm quan trắc môi trường nước tự động tại TPHCM
Mạng lưới quan trắc môi trường nước tự động tại thành phố HCM gồm các trạm quan trắc môi trường nước mặt, kênh rạch, nước ngầm và nước biển ven bờ.
Hệ thống trạm quan trắc môi trường nước mặt gồm 20 trạm đã đi vào hoạt động chính thức, với tần suất lấy mẫu thường kỳ các ngày mùng 1, mùng 8, ngày 15, ngày 22 hàng tháng vào 2 thời điểm thuỷ triều lên cao nhất và thấp nhất.
Hệ thống các trạm quan trắc nước mặt tiến hành thu thập, lưu giữ các thông số về độ pH, EC, độ đục của nước, độ kiềm, DO, thuốc trừ sâu, E.coli, dầu, Hg, Cu, Coliform,…
Đến thời điểm hiện tại, HCM có 10 trạm quan trắc nước ở hệ thống kênh rạch trong nội thành thành phố với tần suất 4 lần/năm.
Các thông số chỉ số đo đạc chính của hệ thống quan trắc gồm độ pH, độ đục, độ kiềm, H2S, TSS, COD, Cu, Pb, E.coli, Coliform,…
TPHCM có 11 trạm quan trắc nước ngầm tầng nông, quan trắc mực nước tần suất 60 phút/ lần, quan trắc chất lượng nước 3 tháng/lần.
Thiết bị quan trắc đo đạc các thông số về pH, độ cứng, T0C, Cl, NO3-, NH4+, kim loại nặng, Coliform,…
Thành phố HCM cũng tiến hành quan trắc môi trường nước ven biển tại 9 địa điểm, tần suất quan trắc 1 tháng 1 lần.
Các thông số quan trắc gồm nhiệt độ nước, độ mặn, độ kiềm, độ trong, pH, kim loại nặng, dầu khoáng, vi sinh vật, H2S, PCBs,…
Các trạm quan trắc môi trường không khí, nước tự động tại TPHCM đang ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển hơn về cả quy mô, chất lượng.
ATPro cung cấp trạm quan trắc môi trường uy tín tại Việt Nam
ATPro Corp chuyên cung ứng các thiết bị đo đạc quan trắc môi trường không khí, nước hiện đại, chất lượng nhất. Để tìm hiểu thêm về các thiết bị quan trắc, độc giả có thể tham khảo tại website của chúng tôi nhé.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Tại sao phải quan trắc môi trường định kỳ
Quan trắc môi trường định kỳ là một hoạt động quan trọng trong việc bảo [...]
Th8
Quy định về quan trắc môi trường là bao gồm quan trắc những gì?
Quan trắc môi trường là quá trình thu thập, đo đạc và ghi nhận thông [...]
Th8
Tư vấn, xây dựng và triển khai hệ thống quan trắc môi trường tự động
Ngày nay khi nền công nghiệp hóa và công nghệ thông tin phát triển mạnh [...]
Th8
Quan trắc nước thải và tần suất quan trắc nước thải bao nhiêu là hợp lý
Đối với hệ thống quan trắc nước thải được triển khai và thực hiện dựa [...]
Th8
Tìm hiểu các loại hình quan trắc môi trường tự động phổ biến
Hoạt động quan trắc môi trường là giải pháp quan trọng trong bối cảnh đô [...]
Th8
Mục đích quan trắc môi trường đất là gì?
Cùng khám phá mục đích quan trắc môi trường đất, đây là một phần quan [...]
Th8